Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên - phan 3

Những khác biệt về giới. Marcia và các nhà nghiên cứu khác đã nhận thấy những khác nhau đáng kể giữa nam và nữ trong hành vi và thái độ khi nằm ở những dạng đồng nhất khác nhau. Chẳng hạn, nam giới ở dạng đạt được đồng nhất và trì hoãn thông thường có sự tự đánh giá cao bản thân. Nữ giới ở những dạng này lại có nhiều mâu thuẫn không tháo gỡ được, đặc biệt là đối với gia đình và lựa chọn nghề nghiệp.
Những nghiên cứu tiếp theo khẳng định phần nào những số liệu ban đầu, nhưng cho phép hình dung về vấn đề một cách sâu sắc hơn. Chẳng hạn, Saly Archer nhận thấy, đối với gia đình và đối với việc lựa chọn nghề nghiệp, học sinh nữ PTTH thường hay nằm trong dạng quyết đinh sơ bộ, còn học sinh nam trong dạng khuyếch tán. Hơn nữa, những nữ thiếu niên ở dạng quyết định sơ bộ và trì hoãn thể hiện tính bất định lớn khi giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến nghề nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, cả những nam thanh niên và nữ thiếu niên đều nói rằng họ có kế hoạch kết hôn, nuôi dạy con cái và hoạt động nghề nghiệp. Những nữ thiếu niên thường hay lo lắng về những mâu thuẫn có thể có giữa gia đình và nghề nghiệp. Khi hỏi về mức độ lo lắng, 75% nam thiếu niên và 16% nữ thiếu niên phủ nhận hoàn toàn sự có mặt của lo lắng, 25% nam thiếu niên và 42% nữ thiếu niên công nhận có sự lo lắng ở mức độ thấp, trong khi đó 0% nam thiếu niên và 42% nữ thiếu niên tuyên bố rằng họ cảm thấy rất lo lắng về những mâu thuẫn có thể có giữa gia đình và nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, nam thiếu niên kết hợp được cả đồng nhất bên trong nhân cách và đồng nhất liên nhân cách. (Lytel, Bakken & Roming, 1997).
Kết quả nghiên cứu rất khác nhau đối với các khía cạnh khác như: tôn giáo và lập trường chính trị. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy những khác biệt đáng kể về giới đối với tôn giáo. Có thể có những khác biệt đáng kể trong dạng đồng nhất giữa nam và nữ thiếu niên đối với lập trường chính trị: nam thiếu niên thường hay nằm ở Dạng đồng nhất, trong khi đó nữ thiếu niên thì nằm ở dạng quyết định sơ bộ (Waterman, 1985).
Hình thành đồng nhất, văn hoá và môi trường xung quanh. Như đã nói ở chương 2, học thuyết của Ericson chú ý nhiều tới vấn đề phát triển ở các xã hội phương Tây, nơi hướng tới việc hình thành tính cá nhân chứ không phải là hình thành tính nhóm và tính tập thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến quan điểm của ông về việc hình thành tính đồng nhất ở lứa tuổi thiếu niên. Ericson đặc biệt chú ý tới việc hình thành nhân cách cá nhân, nhân cách tương đối tự trị, chứ không phải là thành viên của nhóm như ở các xã hội thuộc nền văn hoá tập thể, nơi ít quan tâm tới tính tự trị. Thường thì, ở các nền văn hóa tập thể, lợi ích của cá nhân phải phù hợp với lợi ích của nhóm. Trong trường hợp này, khái niệm “nhóm” có thể hiểu như là gia đình, bạn cùng lứa, hàng xóm, thành phố hoặc là xã hội nói chung. Như vậy, ở các nền văn hóa tập thể, trẻ em hoặc là thiếu niên ít để ý tới tính tự trị, mà sẵn sàng phụ thuộc vào người khác (Matsutomo, 2000). Chắc chắn rằng, học thuyết của Ericson nói chung là đúng với từng giai đoạn khủng hoảng, tuy nhiên có thể có những khác nhau rất lớn về cái mà mỗi nền văn hoá coi là chiếm ưu thế nhất trong việc giải quyết từng cuộc khủng hoảng (Matsutomo, 2000). Như vậy, tính đồng nhất cũng như học thuyết "cái tôi" có nguồn gốc sâu xa là nền văn hoá và môi trường xung quanh (Adams, Marshall, 1997; Porters, Duham&Catstilio, 2000; Yoder,2000).
Giả định của Marcia về các dạng đồng nhất ở lứa tuổi thiếu niên đã được kiểm chứng nhiều lần trong các nghiên cứu sau này. Và cho đến ngày nay những giả định này vẫn đúng. Mặc dù, một số nhà nghiên cứu khẳng định những dạng này không phải là các giai đoạn khác nhau rõ ràng hoặc không phải là những cách thức đạt được tính đồng nhất (Meeus, Iedama, Helsen&Vollenberg, 1999); một số khác cho rằng những dạng này ít nhất là có ích để hiểu trạng thái của thiếu niên và hiểu được những vấn đề của các em khi trở thành người lớn ở những xã hội có tuổi thiếu niên tương đối dài. (Jensen, Karlsen&Kroger, 1999). Nói chung, các dạng đồng nhất của thiếu niên không phụ thuộc vào nền văn hoá. Theo quan điểm của A. Waterman, văn hoá ảnh hưởng tới thời điểm hình thành các dạng đồng nhất, tới tính ổn định của những dạng đồng nhất và những khác biệt về giới (A. Waterman 1990). Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu niên ở mỗi dạng đồng nhất phụ thuộc vào nền văn hoá và cả hệ tư tưởng và tôn giáo ( Markstrom-Adams, Smith, 1996; Taylor, Oskey, 1995)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét