Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên - phan 1

Thiếu niên thường có khả năng kết hợp một cách khéo léo giữa sự trưởng thành với tính ngây thơ trong quá trình chuyển đổi từ trẻ em thành người lớn. Bên cạnh đó, sự kết hợp vụng về và đôi khi là nực cười này giữ chức năng quan trọng trong sự phát triển. Thiếu niên vượt qua được những cú sốc do thay đổi về cơ thể và vai trò mới như thế nào phụ thuộc nhiều vào sự phát triển nhân cách của các em trong những năm trước đó. Để vượt qua những vấn đề mới này các em phải huy động những hiểu biết, nguồn dự trữ và sức mạnh được tích luỹ trước đó.
Trong chương trước chúng ta thấy rằng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em thành người lớn khác nhau rất nhiều ở các nền văn hoá. ở một số xã hội, việc trở thành người lớn đạt được một cách dễ dàng và nhanh chóng, bởi vì những xã hội này rất cần những con người trưởng thành mới và thường xuyên có nhu cầu với nhóm dậy thì mới. Ngược lại, ở các nước công nghiệp, để việc chuyển đổi thành người lớn thành công thì đòi hỏi phảI có sự giáo dục thường xuyên và sự chuẩn bị nghề nghiệp. ở những xã hội này, lứa tuổi thiếu niên bắt đầu từ khi phát dục và kéo dài ít nhất là tới 18 - 19 tuổi và nhiều hơn nữa, như vậy, thiếu niên được rèn giũa trong một thời gian dàI. Mặc dù đã có sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ nhưng nhiều thiếu niên không được giao những công việc quan trọng.
Giai đoạn thiếu niên kéo dàI, một mặt, mang lại cho các em nhiều cơ hội thực nghiệm những kiểu hành vi khác nhau của người lớn, mặt khác, tạo nên những căng thẳng và mâu thuẫn nhất định. Chẳng hạn, muốn trở thành người tự lập, lĩnh hội những kinh nghiệm cá nhân nhưng lại phụ thuộc bố mẹ về tài chính.
Một số thiếu niên gặp phải áp lực mạnh mẽ từ phía người lớn, những người mong muốn con mình thành đạt và có vị thế xã hội cao, điều mà bản thân họ không đạt được (Elkind, 1998). Thiếu niên phải vượt qua áp lực bên ngoàI cũng như áp lực bên trong. Ngoài ra, các em cần phải hoàn thành những giai đoạn cơ bản của sự phát triển và vận dụng những kết quả này vào việc đồng nhất về chức năng. Trong chương này chúng ta sẽ thấy: Thiếu niên vượt qua những vấn đề nêu trên như thế nào? Họ trải nghiệm những chiến thắng và thất bại của mình như thế nào? Thiếu niên lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, giáo dục lòng trung thành và trở thành người trưởng thành như thế nào? Tham gia vào quá trình này có cha mẹ và những bạn cùng lứa bao gồm nhóm và những người bạn thân, sự lựa chọn ở đây rất phong phú, bởi chính sự đa dạng của xã hội. Chúng ta sẽ phân tích những khó khăn trong quá trình này và các kiểu hành vi không thích nghi cơ bản dẫn tới nguy cơ sử dụng các chất gây nghiện, phạm tội, trầm cảm và tự tử.
Những nhiệm vụ phát triển của lứa tuổi thiếu niên
Mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời đòi hỏi những kỹ năng và câu trả lời mới, dó đó có những vấn đề và khó khăn khác nhau. Đa số các nhà nghiên cứu tán thành rằng, thiếu niên gặp phải 2 nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Dành được quyền tự quyết và độc lập với cha mẹ (ở các nền văn hoá khác nhau, điều này diễn ra dưới các hình thức khác nhau)
2. Hình thành tính đồng nhất, biểu hiện "cái tôi" sáng tạo và độc lập, kết hợp một cách hài hoà giữa các thành tố khác nhau của nhân cách. ở các nước phương Tây, lứa tuổi thiếu niên thường được xem xét như là giai đoạn "nổi loạn và bất trị", giai đọan xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi. Nguồn gốc của thuật ngữ này xuất phát từ phong trào văn học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. (Sturm and Drang). Anna Freud sử dụng thuật ngữ này để biểu thị trạng thái xúc cảm đặc trưng cho lứa tuổi thiếu niên. Bà đã đi xa tới mức khẳng định rằng: "là một người bình thường ở lứa tuổi thiếu niên nghĩa là điều không bình thường" (1958, tr. 275). A.Freud, những người theo quan điểm của Freud và sau đó là những người theo chủ nghĩa Freud mới chứng minh rằng, bắt đầu sự chín muồi về mặt sinh học và ham muốn tình dục mạnh lên gây ra mâu thuẫn với những bạn cùng lứa, với cha mẹ.
Các em thiếu niên có hay gặp phải những điều khó chịu không? Vâng, với một số em thì có. Tuy nhiên chúng ta biết rằng, phần lớn các em trải qua giai đoạn này một cách thầm lặng. Phần đông các em thích ứng tốt và không có mâu thuẫn bên trong gay gắt, cũng như là không có vấn đề với cha mẹ và những bạn cùng lứa, chỉ có từ 10 đến 20 % thiếu niên có những rối loạn về tâm lý, và tỷ lệ này cũng giống như ở người lớn. (Powers et al, 1989)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét