Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Suy ngẫm & Lựa chọn - Tập 1: Những điều xã hội không mong muốn

Tập 1: Những điều xã hội không mong muốn

“Thấu hiểu sâu sắc những điều xã hội không mong muốn để tránh xa hoặc để khắc phục là việc làm có giá trị xã hội rất lớn lao, không thua kém gì thấu hiểu sâu sắc những điều xã hội mong muốn để phấn đấu thực hiện tốt.”

*****

Mục lục

Lời nói đầu

I. Lười biếng và không nghề nghiệp
1. Cơ hội tốt, dễ bỏ lỡ
2. Cuộc sống không nghề
3. Đổ ít mồ hôi nhưng muốn có nhiều tiền

II. Không hiểu mình
1. Đánh giá cao về mình, chê bai tất cả
2. Không vu cáo người khác không chịu được
3. Chủ quan đánh giá về mình

III. Thiếu trách nhiệm
1. Thiếu trách nhiệm với chính mình
2. Thiếu trách nhiệm với gia đình
3. Thiếu trách nhiệm với công việc
4. Thiếu trách nhiệm với xã hội

IV. Khủng hoảng tinh thần
1. Muộn chồng
2. Rạn nứt
3. Quyền lực và cô đơn

Thay lời kết tập một

*****

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp một học sinh hoặc sinh viên lười học và muốn bỏ học, chúng ta sẽ dùng lời lẽ giảng giải để bạn đó hiểu rằng nếu lười học và bỏ học là tự mình làm mất đi cơ hội tốt trong đời. Học tập tuy có vất vả nhưng là cơ hội may mắn của mỗi người, có học vấn thì con đường phía trước mới rộng mở. Cuộc sống sẽ rất khó khăn khi không có nghề nghiệp.

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp những người muốn đổ ít mồ hôi nhưng tham vọng kiếm được nhiều tiền của (thông qua ăn trộm, ăn cướp, đánh bạc,...), chúng ta sẽ mạnh dạn khuyên giải người ấy nên từ bỏ sớm những "nghề" đó và cần học lấy một nghề nào đó được xã hội công nhận để có thu nhập ổn định và chính đáng. Ăn trộm, ăn cướp, đánh bạc sớm muộn cũng bị pháp luật trừng trị!

“Tuổi trẻ được học tập là một cơ may để sau này lập nghiệp, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Bạn trẻ ào được gia đình nuông chiều cộng với sự lười biếng của cá nhân dẫn đến bỏ học là đã tự làm mất đi một cơ hội rất tốt trong đời, sau này sẽ ân hận mà mọi sự ân hận đều muộn màng”

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp một người chuyên đi vu cáo người khác làm niềm vui, chúng ta sẽ mạnh dạn khuyên người ấy rằng trên đời còn có nhiều niềm vui khác lành mạnh hơn và bổ ích hơn như đọc sách, chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá nghệ thuật, du lịch,…Nếu người đó phản ứng lại, chúng ta có thể nói rõ hơn: Bôi nhọ người khác là bôi nhọ chính mình, không ai tôn trọng kẻ đi bôi nhọ người khác.

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp một người luôn đánh giá cao về mình, chê bai tất cả thì chúng ta từ tốn nói với họ rằng: tự đánh giá về mình thường phiến diện, mang nặng tính chủ quan. Đó là người mắc căn bệnh ảo tưởng về mình mà không biết, sống bằng cái bóng của mình mà không hay!

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp một người sống thiếu trách nhiệm (với chính mình hoặc thiếu trách nhiệm với gia đình, với công việc, với xã hội), chúng ta cần nói rõ những hậu quả do lối sống thiếu trách nhiệm đem lại, trước hết người đó sẽ thiệt đến bản thân, sau đó bị xã hội coi thường. Trong một số trường hợp cụ thể, thiếu trách nhiệm còn bị tù tội. Trồng cây nào sẽ ăn quả đó.

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp những người có hoàn cảnh éo le (những cô gái muộn chồng, những người có hoàn cảnh gia đình rạn nứt, những người có quyền lực lúc đương chức khi về hưu chịu cảnh cô đơn) chúng ta cố gắng tạo ra sự thân thiện với họ, lắng nghe tâm sự của họ. Bạn và tôi đều hiểu rằng trong những hoàn cảnh này sự nỗ lực của chúng ta chỉ có giới hạn. Điều chủ yếu trong thông điệp của chúng ta là chia sẻ cùng họ và khuyên khích họ tự giải quyết một cách sáng suốt nhất, cho dù đã muộn.

Đọc đến đây, có thể bạn đọc hơi buồn về những hiện tượng nêu trên. Nếu bạn đọc buồn thì có nguyên nhân là tập sách mỏng này đã đề cập tới những điều xã hội không mong muốn. Không ai có thể vui được trước những điều ấy cho dù đó chỉ là những hiện tượng không phổ biến và thể hiện mặt trái của xã hội. Chúng ta đã có đủ thời gian để nhận rõ bản chất tốt đẹp của xã hội ta và những thành tựu vĩ đại mà Đảng ta, nhà nước ta, nhân dân ta đã đạt được. Những hiện tượng tiêu cực dù đang diễn ra ở nơi nào đó cũng không đủ để chúng ta mất niềm tin mà là để chúng ta nhận diện được chúng và nỗ lực khắc phục; đồng thời, qua đó chúng ta suy ngẫm và lựa chọn cho mình lối sống tích cực, được xã hội đồng tình và hoan nghênh.

Tập 2: Giữa hai dòng trong- đục

" Phân biệt hai dòng trong- đục trong cuộc sống khá dễ dàng vì chúng vốn mang tính tương phản, như: năng động- trì trệ, trong sạch- vẩn đục, tôn trọng- coi thường, chia sẻ- vô cảm,…Sau khi suy ngẫm, người ta dễ dàng lựa chọn.

Nhưng ranh giới giữa hai dòng trong- đục nhiều khi rất mong manh. Hãy cảnh giác khi nghề nghiệp thường xuyên ở giữa ranh giới ấy."

*****

Mục lục

I. Trì trệ và năng động
1. Biểu hiện của trì trệ
2. Nguyên nhân của trì trệ
3. Khắc phục trì trệ hướng tới năng động

II. Trong sạch và vẩn đục
1. Nghề giáo dục
2. Nghề thầy thuốc
3. Nghề công chức
4. Cuộc sống chưa giàu nhưng có thể sống trong sạch

III. Tôn trọng hay coi thường pháp luật và mỹ tục
1. Tôn trọng pháp luật trước hết giúp cho mình tự do
2. Mọi người đều tôn trọng pháp luật, xã hội sẽ ổn định và phát triển
3. Tôn trọng mỹ tục giúp chúng ta gắn bó với cộng đồng

IV. Vô cảm hay chia sẻ
1. Cần khắc phục sự vô cảm
2. Nhiều nơi đang kêu gọi mỗi chúng ta
3. Sự chia sẻ là một phẩm chất

V. Tự cứu mình hay trông chờ
1. Ý chí vươn lên của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định
2. Tự vươn lên để giảm đi gánh nặng của xã hội
3. Phấn đấu để thoát nghèo

VI. Lựa chọn kiểu làm giàu và cách sống
1. Nghèo để làm cho người ta hèn
2. Mấy kiểu làm giàu và những mục đích làm giàu
3. Nói với con về làm giàu và cách sống

Thay lời kết tập hai

*****

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu gặp một người thân có tính trì trệ, không chịu hành động, việc gì cũng cho rằng khó khăn hoặc khất lần "để ngày mai " thì chúng ta nói cho người thân ấy cần nhận thức sâu sắc rằng thời gian sống quý hơn vàng, thời gian trôi đi và cơ hội không lặp lại.

Ngày hôm nay, bạn và tôi nếu có công việc đến gặp những người sống theo phương châm "đói cho sạch, rách cho thơm ", họ là những thầy giáo, những thầy thuốc, những công chức gương mẫu, chúng ta sẽ học được nhiều phẩm chất tốt đẹp ở họ. Họ là những người được xã hội kính trọng và Nhà nước tôn vinh.

"Có nhiều nhà giáo đã ý thức sâu sắc về nghề nghiệp của mình nên suốt đời tu dưỡng về đạo đức, bồi dưỡng về chuyên môn, đã được Nhà nước và xã hội tôn vinh trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ nhà giáo và học sinh, sinh viên noi theo..."
Nhưng cộng đồng xã hội đang cảm nhận thấy họ đang đứng giữa hai dòng trong – đục của kinh tế thị trường nên mong đợi trong nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc, nghề công chức cần sớm giảm thiểu những tiêu cực đang hiện hữu. Nền kinh tế thị trường của đất nước sẽ tiếp tục phát triển, nhưng cộng đồng xã hội mong muốn quan hệ giữa thầy với trò, giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa công chức với công dân không bị mặt trái của thị trường làm méo mó.

Bạn và tôi đều hiểu rằng khi sống bằng nền tảng của truyền thống văn hoá dân tộc, cuộc sống của một bộ phận xã hội chưa giàu nhưng vẫn có thể sống trong sạch.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều nhận thức sâu sắc rằng tôn trọng pháp luật trước hết giúp cho mình tự do, trong xã hội mọi người đều tôn trọng pháp luật thì xã hội sẽ ổn định và phát triển.

Đồng thời, bạn và tôi đều cần luật và thực hiện tốt mỹ tục để giúp chúng ta gắn bó hơn nữa với cộng đồng.

Trong số những thương binh, bệnh binh và trong số những người khuyết tật bẩm sinh có nhiều người giàu nghị lực, không ngừng vươn lên vượt qua những khó khăn trong cuộc sống... Thành công của họ là một thành công vĩ đại.
Ngày hôm nay, bạn và tôi đều thừa nhận rằng người ta không có khả năng lựa chọn bố mẹ và nơi sinh ra, cho nên ngay từ khi sinh ra chúng ta đã chịu những sự bất bình đẳng. Mặc dù vậy, một số người dù không có được may mắn ngay từ khi mới sinh ra, song bằng ý chí của cá nhân và sự hỗ trợ của xã hội, họ đã phấn đấu để thoát nghèo. Đồng thời có một số người có khuyết tật bẩm sinh hoặc thương bệnh bình đã không ngừng phấn đấu vươn lên để sống có ích cho gia đình và xã hội. Họ là những tâm gương sáng, là những người rất đáng kính trọng trong xã hội.

Bạn và tôi đều hiểu bằng, có những người xuất thân đã nghèo khó, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng những cuối đời có nhiều thành công nhờ ý chí vươn lên không ngừng. Trong khi đó, có những người xuất thân trong các gia đình giàu có, được thừa trưởng danh tiếng và tài sản của gia đình nhưng cuối đời phá sản, hai bàn tay trắng do ỷ lại, ham chơi, lười giêng. Đời công bằng đến trớ trêu!

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều hiểu rằng trong cuộc sống luôn tồn tại sự phân tầng giàu - nghèo và tiềm ẩn những sự rủi ro. Cộng đồng xã hội đang kêu gọi chúng ta "Nôi vòng tay lớn " hỗ trợ người nghèo và những hoàn cảnh rủi ro, góp phần khắc phục hậu quả của chiến tranh, của thiên tai.

Cộng đồng xã hội đang lên án sự vô cảm, đồng thời khẳng định sự đồng cảm và chia sẻ là một phẩm chất tốt đẹp tạo nên sức mạnh của cộng đồng xã hội.

Ngày hôm nay bạn và tôi đều thừa nhận rằng nghèo dễ làm cho người ta hèn, nên không những cần phải thoát nghèo mà còn cần phải làm giàu để rửa cái nhục của sự nghèo hèn một thời. Bạn và tôi hiểu rằng dân giàu là tiền đề để nước mạnh, mọi người đều có cơ hội làm giàu, nhưng phải hiểu rõ mục đích làm giàu, lựa chọn kiểu làm giàu và cách sống cho phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Không nên làm giàu bằng bất cứ giá nào. Giàu mà gia đình đổ vỡ, giàu mà ngồi bóc lịch trong tù thì sự làm giàu đó đã phải trả một cái giá quá đắt.

Hai dòng trong - đục vốn có trong cuộc sống, đặc biệt ở nền kinh tế thị trường, ranh giới giữa trong và đục, giữa tích cực và tiêu cực rất mong manh. Sau khi suy ngẫm cẩn thận và lựa chọn đúng đắn, chúng ta có thể sống "đói cho sạch rách cho thơm", hoặc cao hơn là "không chỉ giàu mà còn sang".

Tập 3: Con đường đi đến những vòng nguyệt quế

" Đường đi đến những vòng nguyệt quế phải vượt qua rất nhiều thử thách, gian khổ. Trước hết phải đấu tranh với chính mình, phải thắng được những kẻ thù trong bản thân mình. Sau đó phải thắng được những trở ngại xã hội, chứng minh được rằng mình không phải là người tầm thường mà là người sống có khát vọng, có trí tuệ, có ích cho cộng đồng.

Tất cả những ai chịu rèn luyện, có tài có đức, vượt qua được thử thách của cuộc đời để thành đạt đều được cộng đồng xã hội chào đón, tôn vinh"

*****

Mục lục

I. Tự cởi trói mình
1. Khắc phục tính bảo thủ
2. Khắc phục sự tự hài lòng và tính tự mãn
3. Tự cởi trói cho mình là điều khó khăn nhưng rất cần thiết

II. Cần thay đổi về sự đòi hỏi và đánh giá về mình
1. Đòi hỏi về sự giúp đỡ
2. Đòi hỏi về sự đổi mới
3. Xã hội đánh giá về mình sẽ khách quan hơn

III. Học cách tôn trọng và biết ơn
1. Tôn trọng người khác chính là biết tôn trọng mình
2. Xây dựng lòng biết ơn giúp chúng ta hướng thiện
3. Học cách quý trọng những gì đang có

IV. Phát triển nhân cách và tư duy phản biện
1. Tư duy phản biện và phản biện chính sách
2. Phản biện lần ba vẫn chỉ ra nhược điểm
3. Sáng tạo và đổi mới không ngừng
4. Phát triển nhân cách con người trong xã hội hiện đại

V. Thời gian và cuộc đời hữu ích
1. Không phải chỉ sống cho mình
2. Cống hiến là một hành động tích cực
3. Nói về một con người không phải chỉ lúc người đó còn sống
4. Thời hiện tại mỗi chúng ta có thể còn làm được nhiều việc

Thay lời kết tập ba

*****

Ngày hôm nay, bạn và tôi cùng hiểu rằng tính tự mãn, tính bảo thủ, tính hiếu thắng đã làm hạn chế sự thành đạt của mỗi người. Cần đầu tranh với chính mình để tự cởi trói mình khỏi tính tự mãn, tính bảo thủ, tính hiếu thắng. Tự cởi trói mình là điều khó khăn nhưng rất cần thiết.

Mỗi chúng ta đều mang trên vai gánh nặng nhưng khoản nợ xã hội và có lẽ không bao giờ chúng ta trả hết được mỗi khi chúng ta suy nghĩ nghiêm túc và có tinh thần hướng thiện...

Bạn và tôi cùng hiểu rằng xã hội sẽ tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn nếu mỗi chúng ta tự đổi mới mình. Chúng ta không nên đòi hỏi xã hội tiếp tục đổi mới và phát triển còn chính mình thì cứ sống cũ như xưa.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều hiểu rằng tự đánh giá về mình sẽ là chủ quan, phiến diện. Hãy để xã hội đánh giá về mình sẽ khách quan hơn.

Ngày hôm nay, bạn và tôi thấy rằng có nhiều điều còn cần phải học như học cách tôn trọng và biết ơn người khác đã giúp đỡ mình. Tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng mình. Chúng ta cũng cần phải biết nói lời "cảm ơn" hay "xin lỗi" đúng lúc. Xây dựng lòng biết ơn người khác và biết ơn xã hội sẽ giúp chúng ta hướng thiện.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều nhận thức rằng vạn vật và con người đều chưa hoàn thiện. Ngọc còn có vết, con người còn sống và làm việc còn có khuyết điểm. Tư duy phản biện giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện: Nhận ra điều tốt và nhận ra cả những điều chưa tốt để hướng tới sự hoàn thiện.

Tư duy phản biện phải dưa trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạo và phải xuất phát tự động cơ xây dựng. Tư duy phản biện không phản bác hoàn toàn tư duy thông thường mà bổ sung cho tư duy thông thường, làm cho tư duy của chúng ta phong phú hơn, toàn diện hơn, khoa học hơn.

Xã hội sẽ tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn nếu mỗi thành viên trong xã hội tự đổi mới mình. Mỗi thành viên xã hội sẽ không nên đòi hỏi xã hội tiếp tục đổi mới và phát triển còn mình thì bảo thủ, trì trệ
Ngày hôm nay, bạn và tôi cùng nhận thức rằng để bảo đảm chất lượng của chính sách cần có sự phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách lớn trước khi ban hành. Một chính sách sai lầm có thể gây hậu quả xấu cho xã hội trong nhiều năm và phải mất nhiều năm tiếp theo mới khắc phục được. Một chính sách quan trọng, trong đó thể hiện là những giải pháp mạnh sẽ giúp cho xã hội vượt qua được khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc có thể giúp cho xã hội phát triển đột biến trong một thời gian ngắn mà lẽ ra phải mất một thời gian dài mới đạt được kết quả như vậy.

Ngày hôm nay, bạn và tôi cùng hiểu rằng đổi mới gắn liền với sáng tạo. Nhưng sáng tạo sau một thời gian sẽ bị lạc hậu, do vậy phải sáng tạo và đổi mới không ngừng mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển liên tục và vững chắc cho cá nhân và xã hội.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều hiểu rằng dân tộc ta đã có những người con ưu tú không sợ khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, khi cần thiết sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để thực hiện lí tưởng cao đẹp. Cuộc sống của họ đã thuộc về dân tộc, thuộc về tổ chức. Họ sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều hiểu rằng trong xã hội có nhiều người không chỉ sống cho mình mà còn sống cho cộng đồng xã hội. Những người đó lấy sự công kiên làm niềm vui, tuỳ theo điều kiện mà công hiến. Cộng đồng xã hội đang mong đợi có nhiều người như thế và đã sẵn sàng trao những vòng nguyệt quế cho họ.

Ngày hôm nay, bạn và tôi đều hiểu rằng tuổi thọ là một tiêu chí quan trọng của một con người, nhưng tiêu chí quan trọng hơn là trong thời gian sống (cuộc sống có thể dài có thể ngắn) người đó đã làm được bao nhiêu việc có ích? Xã hội đánh giá về người đó như thế nào khi người đó còn sống và cả khi trái tim người đó đã ngừng đập?

Ngày hôm nay, bạn và tôi còn làm được rất nhiều việc có ích. Phương châm của chúng ta là việc gì có ích thì ta làm ngay không khất lần "để ngày mai" vì sau mỗi ngày lại có ngày mai. Chúng ta cần thực sự là những người năng động trong tư duy và hành động, sáng tạo và đổi mới không ngừng để đem lại lợi ích cho cá nhân và góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, phát triển tinh thần tự tôn dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét