Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Kỹ năng ứng xử

Bạn có muốn trở thành người dễ gần, có muốn trở thành người được mọi người yêu mến. Rất dễ, hãy làm theo những bước sau:

Ứng xử là gì mà quan trọng thế?

Là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trong những tính huống xác định.
Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.

Để ứng xử cho vừa lòng nhau cần có những thuộc tính tâm lý sau:1. Năng lực quan sát đối tượng
- Là khả năng định hướng ban đầu qua khuôn mặt, dáng người, cách nói năng qua đó có những phán đoán ban đầu về chân dung đối tượng tiếp xúc
2. Kỹ năng biểu hiện ý nghĩ, tình cảm, nhận thức của mình với người khác:
- Tạo ra sự cảm tình, đồng cảm với ta
3. Tôn trọng nhân cách người giao tiếp
- Luôn nhìn thấy cái tốt, không định kiến về đối tượng giao tiếp
4. Năng lực tự chủ trong các tình huống giao tiếp
- Là một điều kiện quan trọng để giao tiếp thành công.
- Khi bị cảm xúc chi phối, con người dễ hành động mà không ý thức hết hậu quả của hành động của mình
III. Bí quyết thành công trong ứng xử
1. Đề cao vai trò và vị thế của đối tượng giao tiếp
2. Biết người biết ta
- Biết người để ứng xử cho hợp lý
- Biết ta để có cách ứng xử phù hợp, càng khiêm tốn, càng ít bộ lộ cái mạnh, cái yếu của bản thân càng tốt.
3. Tôn trọng nhân cách người tiếp xúc với ta
- Mỗi cá nhân ở địa vị nào, hoàn cảnh gì, lành lặn hay khuyết tật, giầu hay nghèo đều có lòng tự trọng. Xúc phạm đến nhân cách là xúc phạm đến lòng tự trọng.
- Tôn trọng nhân cách của người đối thoại giúp họ tin tưởng ở ta hơn, tạo điều kiện giao tiếp cởi mở.
4. Giữ thể diện cho người
- Trong tranh luận, chúng ta có xu hướng chứng minh là ta đúng, còn người khác sai => gián tiếp phủ nhận, coi thường người đối thoại, làm tổn thương danh dự của họ.
5. Đặt địa vị của mình vào địa vị của người khác để xét đoán họ.
- Để hiểu, đồng cảm với họ
6. Sử dụng lời khen
7. Luôn giữ nụ cười trên môi và những giọng nói ngọt ngào
8, Cố gắng nhớ những cái cần nhớ
9. Quan tâm đến người, người sẽ quan tâm lại
10. Biết lắng nghe người khác nói.
Chúc thành công :lol:

Phần III: Bí quyết thành công trong ứng xử,

8, Cố gắng nhớ những cái cần nhớ

Tuổi đời càng lớn, công việc càng bận rộn và càng phải tiếp xúc với nhiều ngưởi... thì cái mục "cố nhớ những điều cần nhớ" này càng trở nên khó khăn vô cùng các bác ạ - (ấy là nhà cháu tự xét kinh nghiệm của mình). Ví dụ nhớ lấy ngày sinh nhật của người nào đó mà mình quan tâm hay quí mến để kịp thởi gởi một lời chúc, một thiệp mừng..., tất nhiên là một cách ứng xử rất đẹp rồi. Nhưng phiền nỗi đó là điều nhà cháu hay quên nhất. Ngay cả ngày sinh của bố mẹ hay của bà xã nhà cháu, nhà cháu vẫn thường chỉ nhớ ra khi... được nhắc thôi! Hic, nhà cháu nghiệm thấy "những điều cần nhớ" này có khi là nhiều vô số kể đối với cái trí nhớ cùn mòn của nhà cháu!

Nhân đây nhà cháu xin "lái qua" một chút về kỹ năng ứng xử của nhà tâm lý khi tiếp xúc với thân chủ của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng "nhớ những điều cần nhớ" của nà tâm lý đó. Hồi nhà cháu còn học môn Tâm lý trị liệu, cô Tô Thị Ánh từng chia sẻ một "mẹo vặt" khá hay, nay xin kể lại cho bà con nghe nhé.

Số là mỗi khi tiếp chuyện và lắng nghe người thân chủ đến phòng trị liệu của mình, cô T.T.Ánh thấy là việc cầm viết ghi ghi chép chép những điều thân chủ vừa nói là rất không tiện. (Không tiện vì nhiều lý do, nhà cháu nghĩ nếu có dịp, mình phân tích về những lý do này thì cũng có nhiều điều hay lắm).

Việc dùng máy ghi âm lưu lại cuộc nói chuyện thì lại càng bất tiện hơn nữa (vì điều kiện kỹ thuật thời đó đã đành, mà còn vì có khi thân chủ cảm thấy không thoải mái).

Như vậy thì làm cách nào nhà trị liệu có thể ghi nhớ được các chi tiết quan trọng trong những lời tâm sự có khi rất dài dòng, rất lúng túng, rất lộn xộn, rất rời rạc của thân chủ đây? Mà nếu không nhớ được đầy đủ, ít là những điểm quan trọng, thì làm sao nhà trị liệu có thể kết nối được những mảnh vụn rời rạc đó để có được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh và chính xác về vấn đề và về nhân cách của thân chủ đây?...

Thế là trong suốt thời gian chăm chú lắng nghe thân chủ, hễ ghi nhận được một chi tiết quan trọng là cô ấy lại bấm một đốt ngón tay (đặt ngón cái vào đốt tay đầu tiên của ngón trỏ, rồi cứ thế tiếp tục đến các đốt sau và các ngón sau...). Cứ thế, sau khi thân chủ trình bày xong, thì cô biết là mình có bao nhiêu chi tiết cần phải nhớ, ví dụ 6, 7 hay 10, 15 v.v... Trí óc của nhà trị liệu phải làm việc liên tục và khá căng thẳng để ôn lại nhanh chóng và đấy đủ tất cả những điều quan trọng đó, ngay trong buổi tiếp chuyện và cả sau khi thân chủ đã ra về. Khi thân chủ đã về rồi, nhà cháu thấy cô Ánh thường dành thời gian ôn lại và ghi lại ngay ra giấy đủ hết những chi tiết quan trọng, xếp vào hồ sơ, và sẽ đem ra đọc lại sau này khi sắp sửa gặp thân chủ lần kế tiếp...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét