Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Dieu tri chung hay quen

Để khắc phục trí nhớ kém không hề khó bạn à. Nếu bạn hay quên một số công việc và có những việc mình vừa mới làm xong cũng quên, vậy bạn hãy dành ra một số khoảng thời gian cỡ 10-15 phút trong ngày, thật tĩnh lặng gợi lại toàn bộ những gì mình vừa làm trong ngày.

Cụ thể như sau:
1. 10 giờ sáng: Bạn hãy dành 10 phút tĩnh lặng, nhớ lại toàn bộ những gì bạn đã làm, những việc đã xảy ra với bạn trong suốt những giờ đầu buổi sáng

2. 12 h trưa Bạn lại tiếp tục gợi nhớ, tất cả mọi việc từ buổi sáng, từ lúc 10 h

3. 4h chiều Tiếp tục làm thêm 1 lần nữa

4. Đêm trước khi đi ngủ, hãy tổng hợp lại tất cả mọi sự việc trong ngày. Nhớ xem ngày mai mình đã có dự định gì.

Dần dần bạn có thể bớt lại, chỉ cần gợi nhớ 2 lần thôi. vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.

Để đảm bảo tốt công việc, bạn cũng có thể viết lịch công việc, ghi lại những việc mình đã làm, sắp làm. sau mỗi lần tĩnh lặng, nhớ ra điều gì cần thiết, hãy ghi lại vào nhật ký/ lịch công tác.

Ngoài ra có một số kỹ thuật đơn giản để luyện tập thông qua nghe bản tin, đọc sách. bạn hãy luyện cho mình thói quen, sau khi đọc qua 1 số trang sách hãy dừng lại, tóm lược toàn bộ nội dung mình đã đọc qua, nếu không thể, quay lại xem qua cho tới khi làm được điều đó, bạn cũng có thế dừng lại và tóm lược sau mỗi đoạn vắn.

Luyện nghe bản tin, bạn hãy nghe 1-2 bản tin thời sự, sau đó thử nhắc lại xem sự kiện gì đã xảy ra một cách đầy đủ nhất xem sao.

Trong cuộc sống, có rất nhiều cách để rèn luyện trí nhớ, tôi nghi bất kỳ ai cũng có thể khắc phục được nhược điểm đó của mình. Bản thân tôi cũng là người hay quên, để nhớ được công việc được tôi buộc phải nghĩ ra vài chiến lược, kỹ thuật và một số phương pháp luyện tập. Tới giờ không ai biết tới nhược điểm đó của tôi.

Chúc bạn thành công.


vitamine E, vitamine C



http://www.mediafire.com/?uod9b74fi9jv2dx

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Làm Sao Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Hơn

(LiveSupport) - Kính thưa quý thính giả,

Tuần qua chúng ta đã theo dõi phần bàn về câu hỏi “Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?”. Tác giả cho biết rằng hướng chủ yếu của đời bạn được kiểm soát bởi những mục tiêu dài và ngắn hạn. Những mục tiêu này không thể xung khắc với những giá trị cốt lõi hoặc lời phát biểu về mục đích của bạn.
1
Mục tiêu quan trọng nhất của bạn sẽ là động cơ thúc đẩy mạnh nhất nếu được khẳng định một cách tích cực. Sau khi khẳng định mục tiêu, bạn hãy xác định những đích nhắm bằng cách đặt ra một số đích nhắm cụ thể dài hạn (mười năm), trung hạn (năm năm), và ngắn hạn. Mục tiêu và đích nhắm cho mỗi người đều khác nhau. Hai tác giả của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” tin rằng việc biết rõ mục tiêu của đời mình và tích cực hướng tới mục tiêu sẽ nâng cao sức khỏe của bạn.

Trong câu hỏi thứ ba “Tôi Có Sứ Mạng Gì Trong Cuộc Sống”, tác giả cho biết rằng ý thức về mục đích của bạn chính là chỉ nam bao gồm tất cả. Mục tiêu của bạn là bia nhắm dài hạn và không có chuyện đúng sai trong cách bạn khẳng định sứ mạng của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn có cố gắng viết lời khẳng định hay không, bởi lẽ khi làm như vậy, bạn sẽ thấy rõ hơn rất nhiều những công tác nào là thực sự đáng cho mình đảm nhận. Các tác giả tin rằng nếu hết lòng theo đuổi sứ mạng, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn. Trong khi làm như vậy, và khi đã làm xong, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa, mãn nguyện, cùng niềm vui càng lớn hơn so với khi bạn làm điều gì khác.

Các tác giả của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” trình bày tiếp tục như sau:

Chúng tôi đề nghị bạn ghi nhớ những điều này trong khi cố gắng làm cho cuộc sống mình có ý nghĩa hơn:

- Cool Đừng để người khác xác định mục đích, mục tiêu, hoặc sứ mạng của bạn. Nhiều người sẽ cố gắng làm việc này, một số làm với những động cơ dường như vô hại. Thí dụ, vài người phỏng vấn kiểu quảng cáo “làm giàu nhanh” có thể đề nghị bạn nhắm mục đích thực hiện “trọn gói một kế hoạch” nào đó để giàu to.

- Cry Đừng để người khác khiến bạn lo ra hoặc nản lòng, dù họ là gia đình hoặc bạn thân. Ngay cả bạn có thể quyết định giữ khải tượng đến suốt đời mình, bởi lẽ một số người có thể cho rằng những mục tiêu hoặc giấc mơ của bạn là kém thực tế cách khác thường hoặc thậm chí còn bất khả thi nữa.

- Embarassed Đừng ráng tạo ra ý nghĩa. Đức Chúa Trời là nguồn ý nghĩa chân thật duy nhất. Ý nghĩa thật của bạn đến từ việc biết Ngài và đặc biệt là biết Ngài yêu bạn. Chúng ta có thể an nghỉ và nương náu trong hiểu biết về thực tại đời đời này, nhưng chúng ta không thể dùng sức người để thêm hoặc bớt điều gì. Nhiều người đặc biệt là những người từng trải qua thử thách cùng nghịch cảnh, cố gắng phục hồi ý nghĩa từ những nghịch cảnh này bằng cách lập ra một tổ chức với sứ mạng giúp đỡ những người bạn đang phải vật lộn trong hoàn cảnh của mình. Sứ mạng thì tốt. Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi ý nghĩa là vô ích, vì chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể phục hồi một điều gì đó. Nhằm cứu vãn điều thiện từ cái ác, chúng ta chỉ có thể lấy đức tin liên kết những nỗ lực của mình với mục đích của Ngài, trong trường hợp đó Ngài sẽ dùng chúng ta để hoàn thành ý muốn tốt đẹp của Ngài, khiến mục đích của kẻ ác đổ lại trên đầu họ. Đây là khái niệm cốt lõi của sự cứu chuộc, dù nói theo nghĩa toàn cầu hay nghĩa cá nhân. Bất kỳ ai cũng có thể được kêu gọi tới sứ mạng tối hậu này.

- Foot in mouth Đừng để bị cuốn vào cảm giác mắc tội. Cuộc sống ‘cuốn theo mục đích’ là khái niệm hay, khi mới nghe, nhưng môn đệ hiệu quả của Đấng Christ không bị cuốn theo mà được kêu gọi, thậm chí được ve vãn theo đuổi, trước tiên bằng tình yêu cùng lòng xót thương của Ngài, và sau là bằng gương mẫu của Ngài. Môn đệ chân thật thì tự do chọn ganh đua một khi hiểu được rằng họ có thể thực sự làm như Ngài trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Phục vụ theo kiểu bị cuốn theo cảm giác mắc tội, cho dù có đạt được gì, cũng không nhất quán với sự kêu gọi đích thực của Đức Chúa Trời. Ngài muốn bạn có thể kinh nghiệm được sự sống thật một cách đầy trọn, khi bạn từ bỏ chính con người mình vì danh của Ngài.

Nếu phục vụ Đức Chúa Trời vì bị cuốn theo cảm giác mắc tội, thì có thể nguy hại cho sức khỏe. Một bác sĩ kể về một bịnh nhân, lúc ấy đang là sinh viên chủng viện, cảm thấy được kêu gọi đi truyền giảng phúc âm cho một xóm gần chỗ anh đang ở. Trong công tác phục vụ đó anh bị cuốn theo cảm giác mắc tội vì nghĩ rằng những người anh không tiếp xúc hoặc không thể tiếp xúc, sẽ đi hỏa ngục và sự mất linh hồn của họ là trách nhiệm của anh, lỗi của anh, và sự thất bại của anh. Vị bác sĩ nhớ lại rằng, “ngay giữa tình huống căng thẳng và gay cấn này, anh ta bị cao huyết áp lần đầu tiên trong đời mình. Chỉ khi nhận ra rằng trách nhiệm về những linh hồn đó thực sự và chủ yếu là của Đức Chúa Trời và Ngài có thể dùng những người khác cùng trường hợp khác để cứu họ, huyết áp của anh mới trở lại bình thường mà không cần dùng thuốc. Anh đã ráng sức mang một gánh nặng mà không hề có ai gán lên vai anh cả.”

Frown Hãy tìm cách để mình bị cuốn theo sự hiện diện của Đức Chúa Trời, hoặc đúng hơn, tìm kiếm sự hiện diện của Ngài, vì có tìm kiếm thì mới bị cuốn hút theo, nếu muốn sống thực sự hiệu quả. Như bạn thân của chúng tôi, Tiến sĩ Jim Dill nói, “Cuộc đời tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời thực ra là làm trọn điều răn lớn thứ nhất : hết lòng, hết linh hồn, hết trí, hết sức kính mến Đức Chúa Trời. Lúc ấy, cuộc đời bị cuốn theo sự hiện diện của Chúa sẽ tiêu biểu cho hành động bên ngoài của việc tìm kiếm sự hiện diện đó từ bên trong! Những thay đổi bên trong chúng ta khi mình tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ tuôn tràn qua những mối quan hệ trần gian, dẫn tới việc yêu người khác như bản thân, trong gia đình, hội thánh, và nơi làm việc. Chúng ta chỉ có thể thực sự phục vụ Đức Chúa Trời hết lòng nếu việc phục vụ của chúng ta là sự tràn tuôn của mối quan hệ đó và chúng ta sẽ nhìn người khác như cách Ngài nhìn họ và chăm sóc họ. Trong bối cảnh đó, những ơn tứ ‘tự nhiên’ và tâm linh của chúng ta thật quan trọng. Những điều chúng ta thích làm và làm giỏi, chính xác là những điều Đức Chúa Trời có thể dùng để hoàn thành mục đích Ngài qua chúng ta.”

Vì vậy, liên quan với những câu hỏi về mục đích, phương hướng, và sứ mạng, bạn có kế hoạch gì? Dù là gì, chúng tôi bảo đảm rằng khi bạn có ý thức về mục đích, một phương hướng điều khiển bởi những mục tiêu hợp lý, và ý thức về sứ mạng, tất cả đều hợp với ý muốn Đức Chúa Trời và hướng về nhu cầu của người khác, thì bạn sẽ không bao giờ thiếu cơ hội để sử dụng thì giờ, tài năng, cùng nguồn sẵn có của mình cho công việc Ngài.

- Bây giờ, mời bạn viết ra ba câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

- Cool Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
- Cry Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
- Embarassed Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:
- Foot in mouth Kế hoạch trung hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
- Frown Kế hoạch trung hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
- Innocent Kế hoạch trung hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:
- Kiss Kế hoạch dài hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
- Laughing Kế hoạch dài hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
- Money mouth Kế hoạch dài hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:

Kính thưa quý thính giả,

Chúng ta vừa theo dõi xong chương thứ 10, đến thứ bảy tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục với chương 11 cũng là chương cuối của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” với chương đề “Thực Hành Đức Tin”.

Xin kính chào tạm biệt và mong gặp lại quý vị.

Hoàng Sơn

(Theo phatthanhhyvong)

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

9 kỹ năng “mềm” để thành công

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này?

Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Các kỹ năng “mềm”

Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách thức để hoàn thiện chúng.

1. Có một quan điểm lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

2. Hòa đồng với tập thể

Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
- Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm một cách chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên
rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tỏ thái độ tự tin

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Luyện kỹ năng sáng tạo

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

9. Có cái nhìn tổng quan

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.


Theo Bwportal

Tình yêu thương

- Ngày bé, gia đình tôi rất nghèo, bố mẹ làm công nhân nhà máy Dệt Nam Định nhưng chị em tôi luôn hơn hẳn bọn trẻ trong xóm. Những lúc nghèo khó mới thấy ba mẹ tôi cố gắng cho gia đình nhiều như thế nào.



- Bài học đầu tiên ba dạy tôi phải biết thương yêu và kính trọng những người thân của mình.
- Có bao giờ bố mẹ bạn nói: “Hãy kết hôn với người mình thật sự yêu chưa”. Bố mẹ tôi đã khuyên tôi như thế đấy. Bố mẹ tôi lấy nhau từ hai bàn tay trắng và đã tự lập miệt mài và không ngừng nghỉ để chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay.
-Tôi luôn thấy ba mẹ âu yếm hay nhìn nhau với đôi mắt yêu thương trìu mến. Từ đó tôi nghiệm ra tình dục có ý nghĩa với hôn nhân thế nào, gần gũi vuốt ve, những câu nói trìu mến giúp ích cho tổ ấm ra sao.

- Bạn trai tôi bây giờ cũng rất bận rôn nhưng anh ấy không ngừng quan tâm đến tôi. Mỗi lúc có thể là anh lại gọi điện nhắn tin đơn giản để được nghe giọng nói của tôi mỗi ngày. Chúng tôi gần gũi nhau và chia sẻ với nhau mọi điều, từ nấu một bữa cơm tối, dọn dẹp nhà cửa đến những bộn bề suy tư cuộc sống.

- “Điều tôi học được từ cha mẹ là tình yêu hoàn toàn có thể giống như trong cổ tích. Sau gần 30 năm chung sống, căn phòng của bạn vẫn có thể được thắp sáng nhờ người bạn đời thân yêu”.




Tôn trọng



- Mẹ dạy tôi biết coi trọng hạnh phúc gia đình, tôn trọng những người xung quanh. Nhìn cách mẹ chăm lo và quan tâm tới bố, tôi hiểu rằng phải có sự tôn trọng tuyệt đối dành cho cha của những người con mình thì mẹ tôi mới tận tuỵ và làm việc hết mình đến thế.
- Tôi và bạn trai chưa bao giờ thoả hiệp hay cố gắng về điều này bởi chúng tôi hiểu yêu là tôn trọng và tin tưởng nhau.



- “Hai người không bao giờ giống nhau, bạn cần cư xử với người ấy theo cách mà bạn muốn nhận lại. Mỗi khi mắc lỗi, hãy nhớ rằng rắc rối đến rồi đi. Để có được tình cảm bền vững, mỗi người cần biết tha thứ và bỏ qua. Khi đã làm được điều đó, bạn sẽ biết rằng mình tìm được đúng người.





Thỏa hiệp và khoan dung



- “Yêu ai đó đủ nhiều, bạn sẽ yêu những điểm tốt và khoan dung với điểm xấu của họ”.
- Bài học tiếp theo mà tôi học được từ mẹ là không bao giờ to tiếng với chồng trước mặt các con. Có vấn đề gì bố mẹ thường trao đổi lúc chỉ có hai nguời. Nó làm tôi nhầm tưởng về một gia đình không bao giờ va chạm cả. Thật ra thì gia đình nào cũng sẽ có lúc “cơm không lành canh không ngọt” nhưng tôi cảm ơn lắm cách cư xử của mẹ đã nuôi dưỡng trái tim trong sáng của tôi làm tôi luôn hạnh phúc trong ngôi nhà chỉ biết tiếng cười và tình thương yêu thôi.
- “Sau gần 30 năm bố mẹ chung sống, điều quan trọng nhất tôi học được từ hôn nhân của họ là cho dù mọi chuyện có xấu đến đâu vẫn luôn có giải pháp và thỏa hiệp, chỉ cần bạn chân thành muốn điều ấy xảy ra”. Mẹ còn nói nhỏ với tôi: “Người phụ nữ nên biết nhịn thì gia đình sẽ luôn yên ấm con ạ. Tôi thì chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ trưởng thành để có được những đức tính ấy, nhưng có lẽ đến một lúc nào đấy tôi lại có những cái giống mẹ tôi bây giờ thì sao nhỉ?

- “Tôi nghiệm ra rằng tình yêu lớn dần lên sau tất cả những biến cố tốt và xấu số phận mang lại”.

- “Tôi học được cách để quá khứ ngủ yên. Hãy tha thứ cho người khác vì những gì họ đã nói trong lúc nóng giận, hãy tìm đến nhau để xin lỗi. Đừng đợi người kia chủ động làm lành”.


Chân thành



- “Không có lòng chân thành, một mối quan hệ sẽ không đi đến đâu cả. Nói dối ư? Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Điều này được tôi nghiệm ra từ tình tyêu của mình. Và tôi phải rất cảm phục bạn trai tôi, người sống rất ngay thẳng và chân thành trong tình yêu. Anh dạy tôi rất nhiều điều trong cuộc sống, từ cách ứng xử đến đối nhân xử thế sao cho phải đạo và có nhiều lúc khi anh có chuyện không vui, tôi giảng giải cho anh một hồi thật thuyết phục, truyền cảm rồi cả hai tự nhiên phá lên cười bởi những điều tối nói ra …….. cũng chính là những lời anh thường dạy tôi thuở nào.


Chung lưng đấu cật

- Mẹ tôi thường ví von: “ Gia đình như một chiếc thuyền mà bố là hoa tiêu mà mẹ là thuyền trưởng” Hồi ấy tôi chưa hiểu ý nghĩa câu nói đó, giờ đây khi đã lớn chút rồi và cũng đang chuẩn bị xây dưng một chiếc thuyền cho riêng mình, tôi mới thấu hiểu những điều mẹ nói. Người đàn ông thì lo những việc lớn, còn người phụ nữ lại chăm lo những công việc cụ thể, tỉ mỉ hơn, và công việc nào cũng quan trọng cả. Những người hoa tiêu thuyền trưởng ấy đã giúp thuyền cấp bến bờ hạnh phúc và bình an. Tôi tự hào vì mình có bố mẹ tuyệt vời như thế.

- “Hai người mới tạo thành hôn nhân. Cả hai cần sẵn lòng hỗ trợ và trao nhau yêu thương. Khi mọi chuyện không suôn sẻ, hãy sát cánh giúp nhau vượt qua. Bố mẹ tôi đã làm vậy suốt 30 năm rồi”.
- Tình yêu hiện tại của tôi có quá nhiều sóng gió nhưng nghĩ tới bố mẹ, tôi càng tự tin vào bản thân không bao giờ bỏ cuộc nửa chừng cả. Anh ơi! Chúng ta cùng cố lên nào!


Luôn cố gắng



- “Bố mẹ dạy tôi rằng luôn phải cố gắng hết sức, nhất là trước những gì mình thực sự yêu”.
- “Đừng bao giờ dừng lại và đừng bao giờ ngừng cố gắng” Mẹ thường nói với tôi khi tôi đã trở thành một cô gái lớn thực sự. Tôi khâm phục sự chăm chỉ miệt mài của bố mẹ, và cho đến khi bố mẹ tôi đã 50 nhưng vẫn không ngừng phấn đấu làm việc. Mỗi lúc nhìn mẹ bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian nấu những bữa cơm hợp khẩu vị bố, tôi thấy sự rạng ngơìư trong ánh mắt mẹ và nụ cười ngọt ngào từ bố. Tôi trân trọng những giấy phút ấmcúng âấybiết bao nhiêu. Mẹ nói: “Ba mẹ có làm việc thì mới làm gương cho các con noi theo được.
- “Mọi lĩnh vực đều đòi hỏi lao động nghiêm túc và hôn nhân cũng vậy. Cần có sự nỗ lực, thỏa hiệp, dâng hiến và không ngừng cố gắng ở cả hai người”. Nhất là trong tình yêu, khi mà rủi ro tan vỡ thì nhiều hơn là kết quả ngọt ngào, bởi thế đừng bỏ cuộc nếu như bạn chưa làm hết khả năng mình nhé.


Chia sẻ

- “Đừng bao giờ đi ngủ mà trong lòng vẫn bực tức. Hãy trò chuyện về cảm xúc của nhau và cố gắng đặt mình vào người kia để nghĩ. Luôn bên nhau, vì nhau, biết lắng nghe và yêu vô điều kiện”. Đó là điều mà mẹ đã chia sẻ với tôi.

- “Cư xử với nhau rất quan trọng. Nếu có gì đó ở người ấy khiến bạn phiền lòng, hãy nói cho người ta biết. Đừng ngậm tăm rồi mong rằng mọi việc sẽ thay đổi. Làm sao người ấy thay đổi được nếu bạn không nói cho người ta biết?”. Và như thế tôi tin rằng bạn cũng sẽ trằn trọc cả đêm mà thôi. (Tôi cũng đã rút ra chân lí này sau vài lần giận dỗi với bạn trai đấy)



Hài hước

- Mẹ tôi đã giúp cho bố- từ người luôn nghiêm túc, ít nói và đặc biệt không biết đùa thành người hay cười, đã biết lúc nào mẹ đang hài hước và thỉnh thoảng còn đùa lại nữa. Chúng tôi cũng học lây được tính này ở mẹ nên cả nhà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Hãy luôn mỉm cười mọi lúc có thể bạn nhé!
- Bạn trai tôi cũng đặc biệt vui tính, anh luôn làm cho tôi bật cười bởi những câu chuyện, những cái nheo mắt hay những tràng cười giòn ra mỗi khi tôi bị mắc lừa. Mỗi khi giận dỗi gì là mặt tôi bí xị ra, nhéo mũi, nhéo tai anh là anh kêu toáng lên : “Bớ làng nước ơi có người ăn hiếp tôi nè”. Lúc ấy tôi chỉ biết tủm tỉm cười: “Sau này em mà đánh con có khi anh lại kêu khóc trước nó ấy chứ nhỉ”….SMILE



Và điều cuối cùng bố đã dạy tôi khi tôi chia sẻ với bố về tình yêu của mình: “ Con ạ! Tình yêu giống như một cái cây. Nó được nảy mầm, đâm chồi rồi lớn dần…thành một cây trưởng thành. Một ngày cây sẽ đơm hoa và kết trái. Từ trái xanh sẽ thành trái chin và khi nào trái chín thơm và ngon nhất, con hãy hái nó. Lúc ấy là lúc cần phải có quyết định cho hôn nhân để bước sang giai đoạn mới. Nếu không trái cấy ấy không còn chin nữa mà thành hỏng, nẫu, và phải bỏ đi.”
Bạn có hiểu bố tôi muốn nói gì không?