Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

Phương Pháp Luyện Kỹ Năng Nói Chuyện Có Hiệu Quả Trước Công Chúng

Mục lục:
Lời tựa
Phần 1: Những nguyên tắc cơ bản của kỹ năng nói hiệu quả
Chương 1: Những kỹ năng nói cơ bản
Chương 2: Gia tăng niềm tin tưởng
Chương 3: Nói gây ấn tượng - một kỹ năng dễ dàng và nhanh chóng đạt được
Phần 2: Bài diễn văn - diễn giải và khán giả
Chương 4: Tin chắc không ai hiểu thấu đáo bài nói bằng mình
Chương 5: Sinh động hoá bài nói
Chương 6: Chia sẻ bài nói của mình với khán giả
Phần 3: Mục đích của những bài diễn văn có chuẩn bị trước và những bài diễn văn ứng khẩu
Chương 7: Hãy nói một đoạn ngắn trước khi đi vào vấn đề chính
Chương 8: Thiết kế một bài diễn văn nhằm truyền đạt thông tin
Chương 9: Thiết kế bài nói thu phục người nghe
Chương 10: Thiết kế những bài diễn văn ứng khẩu
Phần 4: Nghệ thuật truyền đạt thông tin
Chương 11: Trình bày một bài diễn văn
Phần 5: Thách thức của môn nói gây ấn tượng
Chương 12: Những diễn giả trình bày bài giới thiệu - diễn giả chính, hoặc thực hiện việc trao đổi và nhận phần thưởng
Chương 13: Thiết lập bài diễn văn dài
Chương 14: Áp dụng những gì đã học

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

10 mẹo để cạnh tranh trong thời kỳ suy thoái

Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái thì đây là thời điểm tốt để bạn tung ra chiến lược nhằm cải thiện cơ hội thành công của mình.

Dưới đây là 10 hướng dẫn để làm điều này.

1. Hiểu công ty: Đó là việc phải xây dựng một tầm nhìn rõ ràng cho công ty. Xác định xem nó là cái gì, nó hoạt động như thế nào và tiêu chuẩn của nó là gì. Tầm nhìn của bạn dựa trên quan điểm rộng lớn về sản phẩm/dịch vụ thực tế là gì chứ không phải chỉ là chúng thực hiện như thế nào. Khi mọi người mua các giải pháp thì bạn cần phải khớp nối các vấn đề mà bạn có thể giải quyết là gì. Hơn hết, bạn cần thông báo tầm nhìn kiên định của mình thông qua quảng cáo, đóng gói, đặt giá và các chính sách dịch vụ khác hàng.

2. Hiểu khách hàng: Hãy xác định xem ai là người mua hàng và ai có tầm ảnh hưởng đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Biết được ai là người sử dụng nó và nó được sử dụng như thế nào là việc làm cực kỳ quan trọng để tìm khách hàng tiềm năng. Để biết được khách hàng triển vọng muốn gì thì hãy hỏi họ thông qua các cuộc khảo sát, điều ra và nghiên cứu.

3. Hiểu đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu mọi thứ về đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm cả sứ mệnh, mục tiêu của họ, vị trí của họ như thế nào, nhà sản xuất, giá cả và phân phối ra sao; thị trường của họ là gì và điểm mạnh điểm yếu của đối thủ như thế nào. Bạn có thể làm điều này bằng cách khảo sát đối thủ, hỏi khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ.

4. Tạo một lợi thế cạnh tranh: Cạnh tranh hiệu quả trong thời kỳ thách thức này liên quan đến việc tạo, quản lý, khai thác tài sản và các kỹ năng mà đối thủ cạnh tranh khó có thể phù hợp hoặc “phản công”. Phát triển lợi thế này là một tiến trình liên tục chứ không phải là một việc làm trong thời gian ngắn. Và chìa khóa để xây dựng khả năng cốt lõi này là bạn hãy phát triến sản phẩm/dịch vụ mới hoặc thực hiện ngay sau khi có thị trường mới.

5. Chú trọng vào khách hàng: Hãy để cho khách hàng thỏa mãn biết được rằng những lời phàn nàn của họ luôn được tiếp nhận và được giải quyết ngay. Bạn có thể chuyển một trải nghiệm khách hàng tiêu cực thành tích cực bằng việc gửi những lời nhắn xin lỗi cá nhân và các giá trị bổ sung cho khách hàng. Những bổ sung ngoài mong đợi này có thể là một phiếu mua hàng, một sản phẩm hoặc tiền triết khấu cho lần mua hàng tiếp theo, chúng sẽ khiến khách hàng từ không hài lòng đến rất hài lòng và trở thành khách hàng trung thành của bạn.

6. Xây dựng lòng trung thành khách hàng. Mọi doanh nghiệp đều tìm kiếm khách hàng thỏa mãn, những người thường hay mua sản phẩm bởi vì họ tin tưởng vào sản phẩm đó. Những khách hàng này là khách hàng trung thành và chính họ sẽ đem đến lợi nhuận cho công ty. Chính vì thế, để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp phải đào tạo nhân viên nhân viên bán hàng, thực hiện việc quảng cáo lời hứa, xây dựng chính sách sản phẩm và cung cấp những thông tin sản phẩm chính xác nhất.

7. Phân khúc thị trường mục tiêu: Chia thị trường của bạn thành thị trường ngách theo độ tuổi, thu nhập, loại sản phẩm, địa lý, đối tác, nhu cầu khách hàng, lối sống và tâm lý. Điều được phân khúc thị trường nào có tiềm năng phát triển nhất và trong đó sản phẩm/dịch vụ của bạn phục vụ tốt nhất. Bạn phải nhấn mạnh được thị trường ngách trong nỗ lực tiếp thị của mình.

8. Không ngừng sáng kiến phát triển: Hãy nhận ra các cơ hội như sự mở rộng phạm vị hoặc thị trường mục tiêu. Bước vào những thị trường này, hãy sử dụng phương pháp hiệu quả nhất (liên minh chiến lược, thuê ngoài,…). Khi có những rủi ro tiềm ẩn, bạn có thể tìm kiếm đối tác, những người cùng tham gia phát triển dự án mạo hiểm của bạn.

9. Tạo tiếng vang: Mở rộng những thông tin về sản phẩm/dịch vụ thông qua tiếp thị để mọi người có thể biết được. Nhiều phương kế có thể sử dụng bao gồm các cuộc khảo sát có tính thời sự hoặc những sự kiện nóng.

10. Sự linh hoạt: Cạnh tranh trong thời điểm thách thức đòi hỏi công ty phải có suy nghĩ liên tục trong chiến lược hiện tại. Sự linh hoạt trong chiến lược mang đến cho các công ty khả năng để phản ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi và bằng cách ấy mới có thể phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Theo Người lãnh đạo

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Rèn luyện để "thông minh" hơn về mặt xã hội

Hành vi của bạn sản sinh và phát triển các hệ thần kinh, chúng ta không nhất thiết phải là tù nhân cho chính cấu trúc di truyền và những trải nghiệm thơ ấu. Các lãnh đạo có thể thay đổi nó nếu sẵn sàng nỗ lực.

>> Một lãnh đạo “dễ gần”
>> Trí tuệ xã hội và năng lực lãnh đạo

Để biết một quá trình huấn luyện trí thông minh xã hội bao gồm những gì, hãy xem xét trường hợp của một quản lý cao cấp mà chúng tôi gọi là Janice. Cô được một công ty trong danh sách Fortune 500 nhận vào làm giám đốc marketing nhờ có chuyên môn tốt, một hồ sơ vượt trội, khả năng hoạch định và tư duy chiến lược, thẳng tính và tiên liệu tốt các tình huống có thể xảy ra, những phẩm chất quan trọng để đạt được mục tiêu của công ty.

Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng ở cương vị mới, Janice cảm thấy lúng túng, những quản lý cấp cao khác cho là cô quá hiếu thắng và ngoan cố, thiếu sự sắc sảo về chính trị, và rất bất cẩn trong lời ăn tiếng nói, nhất là đối với cấp trên.

Để cứu vớt nhà lãnh đạo tiềm năng này, cấp trên của Janice tìm gặp Kathleen Cavallo, một nhà tâm lý học tổ chức và tư vấn cao cấp đến từ tập đoàn Hay Group. Nhà tâm lý học này thực hiện ngay một bài đánh giá 360 độ dành cho Janice.

Không thể lãnh đạo tốt nếu không thể hòa hợp với mọi người, thậm chí không quan tâm đến phản ứng của họ. Ảnh: tesl.ca

Các báo cáo trực tiếp, đồng nghiệp và quản lý của Janice đều cho điểm cô rất kém ở sự cảm thông, định hướng trọng tâm vào dịch vụ, khả năng thích ứng và khả năng quản lý xung đột.

Cavallo còn hiểu được nhiều điều hơn thông qua các cuộc trao đổi bí mật với những người làm việc thân cận cùng Janice. Than phiền của họ tập trung vào việc Janice không thể hòa hợp với mọi người, thậm chí không quan tâm đến phản ứng của họ.

Kết quả cuối cùng: Janice không hiểu được các quy tắc xã hội trong nhóm cũng như không nhận thấy trạng thái cảm xúc của người khác khi cô vi phạm những quy tắc này. Nguy hiểm hơn, Janice còn không nhận ra rằng khả năng quản lý đang ngày càng mai một khiến cô không thể thăng tiến được.

Khi cô quá khác biệt về quan điểm với cấp trên, cô không biết khi nào nên nhượng bộ. Phương pháp tiếp cận theo kiểu “bày mọi thứ lrên bàn và làm rối tung lên” của cô đang đe dọa công việc của cô và ban giám đốc đang bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì cô.

Những phản hồi này như một tiếng chuông đánh thức Janice. Dĩ nhiên cô cảm thấy lo lắng khi nhận ra có thể cấp trên đang thật sự tức giận. Nhưng điều làm cô lo lắng hơn cả chính là việc cô không có ảnh hưởng đến người khác như cô vẫn tưởng.

Cavallo bắt đầu tiến hành các chương trình huấn luyện. theo đó Janice phải mô tả lại những thành công và thất bại của cô từ trước đến giờ. Càng có nhiều thời xem xét lại những tình tiết, cô càng nhận ra sự khác biệt giữa bày tỏ ý tưởng một cách thuyết phục và hành động cứ hùng hục đi tới.

Cô bắt đầu tập tiên liệu phản ứng của người khác trong buổi họp hoặc khi họ nhận được đánh giá tiêu cực về hiệu quả làm việc; cô cũng học cách bày tỏ quan điểm tinh tế hơn; và cô đã phát triển một tầm nhìn cá nhân để thay đổi.

Quá trình rèn luyện về mặt xã hội như thế đã kích hoạt hệ thần kinh xã hội trong não bộ, củng cố những liên kết thần kinh cần thiết để hoạt động hiệu quả; đó là lý do vì sao các vận động viên Olympic bỏ ra hàng trăm giờ để ôn tập trong đầu những bước di chuyển của mình.

Đến một giai đoạn, Cavallo yêu cầu Janice nêu tên một lãnh đạp trong công ty có kỹ năng xuất chúng về trí thông minh xã hội. Janice chỉ ra một giám đốc cao cấp kỳ cựu, bậc thầy về nghệ thuật chỉ trích và bày tỏ bất đồng trong các buổi họp mà không làm xấu đi các mối quan hệ. Cô nhờ ông giúp huấn luyện mình, và chuyển sang công việc cho phép cô làm việc với ông, cô ở vị trí này suốt hai năm.

Janice đã may mắn tìm thấy một nhà cố vấn có niềm tin rằng công việc của lãnh đạo là phát triển vốn con người. Nhiều cấp trên khác thích quản lý một nhân viên gây rắc rối hơn là giúp họ trở nên tốt hơn. Cấp trên mới của Janice nhận cô vì ông thấy ở cô có những điểm mạnh vô giá khác và bản năng nói với ông rằng Janice sẽ tiến bộ với sự dẫn dắt của ông.

Trước các buổi họp, cố vấn của Janice huấn luyện cô cách trình bày quan điểm về những vấn đề còn đang tranh cãi và cách trò chuyện với cấp trên. Ông làm mẫu cho cô nghệ thuật đưa ra phản hồi về hiệu quả công việc của người khác.

Nhờ quan sát ông ngày này qua ngày khác, Janice đã học cách chinh phục người khác, thậm chí là khi cô đang thách thức vị trí hay phê bình năng suất của họ. Làm việc cùng một hình mẫu sống về hành vi hiệu quả mang đến cho chúng ta sự kích thích hoàn hảo cho các tế bào thần kinh phản chiếu, cho phép chúng ta trực tiếp trải nghiệm, tiếp thu và sau cùng là mô phỏng những gì chúng ta quan sát.

Cần học cách trình bày quan điểm về những vấn đề còn đang tranh cãi, cách trò chuyện với cấp trên, cũng như nghệ thuật đưa ra phản hồi về hiệu quả công việc của người khác. Ảnh: stnetinc.com

Chuyển biến của Janice là hoàn toàn chân thật và dễ hiểu. Theo một nghĩa nào đó, cô bước vào là một con người và bước ra là một con người khác. Đó là một bài học quan trọng từ khoa học thần kinh: Hành vi của bạn sản sinh và phát triển các hệ thần kinh, chúng ta không nhất thiết phải là tù nhân cho chính cấu trúc di truyền và những trải nghiệm thơ ấu.

Các lãnh đạo có thể thay đổi nó, nếu như, giống như Janice, họ sẵn sàng nỗ lực. Khi cô tiến bộ dần trong quá trình huấn luyện, những hành vi xã hội mà cô học được trở nên giống như bản chất thứ hai của cô. Theo thuật ngữ khoa học, Janice đang củng cố hệ thần kinh xã hội nhờ rèn luyện.

Và theo theo cách mà người khác phản ứng với cô, bộ não của họ đã liên kết với bộ não của cô một cách chặt chẽ và hiệu quả, nhờ đó củng cố hệ thần kinh của Janice theo một vòng xoắn tiến. Kết quả cuối cùng là Janice đi từ chỗ bên bờ vực bị sa thải đến được thăng tiến vượt hai cấp.

Vài năm sau, nhiều nhân viên của Janice rời công ty vì họ không cảm thấy hạnh phúc – do đó cô nhờ Cavallo trở lại tư vấn. Cavallo phát hiện ra rằng dù Janice đã thuần thục khả năng giao tiếp và gắn bó với cấp quản lý cũng như đồng nghiệp, nhưng thỉnh thoảng cô cũng bỏ lỡ một số dấu hiệu trực tiếp dù chúng cố bảo cho cô biết sự bực dọc của nhân viên.

Với sự giúp đỡ của Cavallo, Janice có thể giải quyết vấn đề bằng cách tập trung chú ý đến nhu cầu cảm xúc của nhân viên và làm cho cách thông tin của mình hợp với mọi người. Các bảng khảo sát ý kiến nhân viên của Janice trước và sau quá trình huấn luyện lần thứ hai của Cavallo đã cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc về các cam kết cảm xúc và ý định ở lại cùng công ty.

Janice và nhân viên của mình cũng đóng góp mức tăng trưởng 6% vào doanh thu hằng năm và sau một năm tiếp tục thành công, cô được bổ nhiệm làm giám đốc một đơn vị kinh doanh trị giá hàng tỷ USD. Rõ ràng các công ty sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc gửi nhân viên tham gia các chương trình mà Janice đã hoàn tất.

- Nghiên cứu của Daniel Goleman và Richard Boyatizs công bố trên Harvard Business Review

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

10 lời khuyên kì quặc nhưng không...ngớ ngẩn

Cập nhật: 20/08/2009 | comments (0)
Đây là sê-ri "những lời khuyên kì quặc để có một cuộc sống bình thường." trong một lần trao đổi cùng độc giả báo Mực Tím.
1. Đừng … dư hơi, cũng đừng … thiếu năng lượng!
Nhiều bạn trẻ ngày nay … dư năng lượng khủng khiếp, cứ “nướng” vào những trò không mang lại lợi ích cho mình và cho xã hội (game, chat, rong ruổi ngoài đường phố, hò hét, cà phê quán xá, …) Lâu dần, các bạn cảm thấy chán ngán cuộc sống, mất phương hướng, mất niềm tin, động lực phấn đấu.

Ngược lại, có những bạn trẻ quá trời mà sống không … trẻ, thiếu năng lượng. Đi đứng lệt bệt, tướng mạo không ngay ngắn, nói năng không rõ ràng, hỏi gì cũng không biết, không có chính kiến, không biết mình muốn gì, cần làm gì …

Hãy tận dụng thời gian, tuổi trẻ để suy nghĩ nghiêm túc về bản thân, định hướng cho tương lai, làm những việc to lớn. Đây là một việc không dễ dàng, nhưng hãy can đảm thực hiện. Một người có khát khao lớn, nguồn năng lượng dồi dào nhất thiết phải có cái đầu khôn ngoan, tỉnh táo, tự chủ để không bị hoang mang rối loạn hay dụ dỗ, kích động.

2. Đứng trước biến động, đừng rên rỉ theo quán tính!
Học trò Việt Nam có cái tật rất … kì! Đang ở tư thế ngồi, chỉ cần kêu đứng lên thôi là rề rề xô bàn ghế, đứng lên vặn qua vặn lại: “Ôi xời mệt!” Sức trẻ của các bạn nên sử dụng vào chỗ này, sẵn sàng đón nhận, xử lý một cách linh hoạt những thay đổi, chuyển dịch trong đời sống. Trẻ thì hãy suy nghĩ nhanh nhạy, hành động lẹ làng, tác phong gọn gàng.

3. Trước mặt bố mẹ, đừng là … nạn nhân bé nhỏ tội nghiệp!
Teen thời nay thường “ chống đối” cha mẹ, không thèm nghĩ giùm cho cái khó của người lớn. Đã vậy, còn hay làm mình làm mẩy để yêu sách, làm như cha mẹ ngược đãi mình, không có tình thương với con cái. Sao bạn lại cho phép mình … thảm và nhảm thế?

4. Đừng có chơi lung tung!
Chơi thì tốt thôi, nhưng các bạn phải biết mình chơi để được gì chứ? Đập phá cũng là chơi, rảnh quá ra đường đứng cũng là chơi, đi bão sau mỗi trận banh cũng là chơi, … Có hàng ngàn cách chơi, làm sao chơi hết và chơi có hiệu quả được? Hãy khoanh vùng phạm vi chơi lại! Chẳng hạn, muốn trở thành nhà báo thì khi còn nhỏ, hãy “chơi” trò viết lách, làm văn làm thơ, đi du lịch đó đây để thấm đẫm hương vị cuộc sống.

5. Bốn thứ cần học:
- Học để có tri thức
- Học để làm
- Học để biết cách chung sống với người khác
- Học để được sống là chính mình.
Hai cái sau vô cùng quan trọng trong thời buổi hiện đại. Để trưởng thành, đĩnh đạc, chín chắn, bạn trẻ phải học trong trường đời rất nhiều. Nhớ, đỉnh cao của hạnh phúc là được là chính mình. Hãy học những gì cần cho mình, đừng chỉ học những gì người ta dạy.

6. Đừng nói: “Tui xui!”
Hãy chấp nhận logic công bằng trong cuộc sống! Cuộc sống đo lường mọi thứ bằng kết quả chứ không phải bằng thời gian làm việc. Làm nhiều mà kém trí tuệ thì hiệu quả cũng sẽ thấp.

7. Hãy biết yêu từ sớm!
Ai cấm yêu là người đó … sai! Các bạn có quyền nói yêu khi đã hiểu bản chất của tình yêu. Yêu không có nghĩa là suốt ngày phải kè kè, chở nhau đi tới đi lui hay mượn tiền gia đình để giựt le với người ấy. Những người yêu chân chính thường sống đàng hoàng, tử tế và giúp nhau thành công trong cuộc sống.

8. Định hướng nghề nghiệp cho … giới tính
Nam hay nữ cũng là một … nghề. Các bạn đừng bị cái bên ngoài xã hội khiến mình mất khả năng định hướng trong lĩnh vực “nghề nghiệp” này. Hãy sống đúng và trọn vẹn với giới tính của mình! Điều đó có lợi cho bạn.

9. Nếu không điên, đừng tỏ ra … bất bình thường!
Có những người vì sống trung thành với cá tính của mình nên … ngộ. Nhưng nhiều teen ngây thơ trong sáng lại cứ muốn áp đặt cái “ngộ” từ bên ngoài vào (ăn mặc lập dị, nói tiếng lạ, …). Đúng là … điên thiệt, nhưng không đáng nể. Để đo lường cá tính, khả năng sáng tạo, phải nhìn vào những thành quả bạn làm ra. Chẳng hạn, bạn có biết cách tạo ra những điều bất ngờ nho nhỏ khiến cho cuộc sống của người khác vui vẻ không?

10. Ba phương cách xả stress tận gốc:
- Kết bạn tâm giao (không phải bạn để chơi bời)
- Xài bộ não thật hiệu quả
- Giải phóng năng lượng và cảm xúc qua hoạt động thể thao và nghệ thuật.


Quách Tuấn Khanh