Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

4 nguyên nhân khiến bạn không thành công

VIT- Điều gì khiến bạn không thành công trong cuộc sống và sự nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra hướng đi đúng cho mình.

Thứ nhất: Sợ hãi thành công.

Tại sao? Đó chính là vì có những người chưa từng thành công nên họ sợ từ thành công.

Thứ hai: Lười biếng.

Nhắc bạn nên luôn luôn nhớ rằng: “Trước khi sự lười biếng tiêu diệt bạn, bạn cần tiêu diệt sự lười biếng”.

Thứ ba: Không biết.

Tại hội nghị APEC tổ chức tại Thượng Hải vừa qua, ngài Bill Gates đã nói: “Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là điều kiện cơ bản để bạn phát triển thành công, không biết đồng nghĩa với không thể.”

Thứ tư: Thói quen xấu.

Nếu bạn chọn chơi bài, xem ti vi, uống rượu, giao lưu với bạn xấu mỗi ngày thì thực tế là bạn đang lựa chọn thất bại. Tôi muốn tặng mọi người một câu: “Khi bạn rời xa sự sợ hãi, rời xa sự lười biếng, rời xa sự không biết, rời xa những thói quen xấu thì bạn mãi mãi rời xa sự nghèo khó!

Thưa các bạn, cuộc sống cần phải có mơ ước, cần phải có sự tin tưởng, cần phải có dũng khí. Thành công không được quyết định bởi tuổi tác, học lực, bối cảnh xã hội, thậm chí không quyết định bởi hôm nay bạn giàu hay nghèo, bạn có bao nhiêu tiền. Mà thành công hay thất bại được quyết định bởi một quyết định, chỉ có bạn mới đưa ra được quyết định đó.

Các bạn thân mến, bất luận hoàn cảnh của bạn bây giờ như thế nào, là thuận lợi hay khó khăn vô cùng thì tôi tin rằng, mỗi người trong số chúng ta đều là có 1 không 2. Mỗi người đều có những tiềm năng bẩm sinh và không ai có thể tưởng tượng ra được viễn cảnh huy hoàng của bạn trong tương lai ra sao.

Cuối cùng, tôi thật lòng hy vọng những ước mơ của mỗi chúng ta đều sẽ thành hiện thực. Chỉ cần bạn có ước mơ, có mục tiêu, nỗ lực học tập, hành động không ngừng thì nhất định bạn sẽ thành công. Chỉ cần bạn tin tưởng bạn làm được thì nhất định bạn sẽ làm được. Tôi xin chúc các bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình!

Nguồn tin
Vương Trang (theo Youthcy)

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Kỹ năng sử dụng điện thoại nơi công sở

Kỹ năng sử dụng điện thoại nơi công sở

Điện thoại là một trong những công cụ làm việc quan trọng không thể thiếu nơi công sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả.

Dưới đây là 10 điều bạn nên lưu ý khi sử dụng điện thoại:

1. Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn

Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia đầu dây hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong mọi tình huống.

2. Giọng nói chân thành

Nếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”, chắc chắn bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết.

3. Không ra lệnh

Thay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói “Xin cho hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”.

4. Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo

Bạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý phán xét với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với công ty, bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp.

5. Kiềm chế cảm xúc

Để tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một số loại sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp.

6. Luôn nhớ bạn là bộ mặt của công ty

Nên nhớ mỗi khi nhấc điện thoại lên thì bạn sẽ nói chuyện với tư cách là người đại diện công ty chứ không phải với tư cách cá nhân. Do đó hãy tập trung vào cuộc nói chuyện, lắng nghe những nhu cầu hoặc phàn nàn của người nói để họ có cảm giác được quan tâm và cảm thấy hài lòng về công ty bạn.

7. Tìm chỗ ngồi khi nói chuyện

Tìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần thiết.

8. Không nên làm việc khác khi đang nghe điện thoại

Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không muốn tiếp tục câu chuyện nữa.

9. Ngắt lời đúng lúc

Có nhiều trường hợp khách hàng gọi điện đến và phàn nàn, kể lể liên tục mà không cho bạn một giây nào để giải thích. Khi đó hãy yêu cầu họ một cách lịch sự để họ có thể tập trung vào vấn đề cốt lõi để cả hai bên đều không mất thời gian.

10. Nói rõ ràng và ngắn gọn

Khi trả lời, giải thích về những chính sách, thủ tục của công ty cũng như khi gọi điện tới công ty khác để yêu cầu giải thích vấn đề gì, hãy nói một cách ngắn gọn và rõ ràng. Bạn nên tránh nói dài dòng dễ dẫn đến lạc đề và có thể gây hiểu lầm cho người nghe.
__________________

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Quyền lực từ năng lực chuyên môn

Người lãnh đạo có nhiều dạng quyền lực khác nhau. Một số dạng quyền lực có thể gây khó chịu như quyền lực dựa trên vị trí được bổ nhiệm, quyền khen thưởng, trừng phạt và quyền kiểm soát thông tin. Tuy những dạng quyền lực này ít nhiều tỏ ra hữu hiệu nhưng chúng lại khiến cấp dưới cảm thấy không thoải mái và khiến người lãnh đạo trở nên độc đoán và khó gần trong mắt họ.



Hơn nữa, trong vòng 50 năm qua, xã hội đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, quyền tự do cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn và con người có thể chuyển việc dễ dàng hơn. Phần đông chúng ta không thích bị người khác áp đặt quyền lực. Nhiều người còn sẵn sàng làm những gì có thể để phản kháng lại những người sử dụng các dạng quyền lực tiêu cực này.







Họ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn khi thấy bạn thật sự có tài





Vì vậy, muốn lãnh đạo hiệu quả, người lãnh đạo nên sử dụng 3 dạng quyền lực tích cực sau: quyền lực từ uy tín cá nhân, quyền lực từ năng lực chuyên môn và quyền lực từ sự khâm phục, ngưỡng mộ của người khác.



Sức mạnh của quyền lực từ năng lực chuyên môn



Quyền lực từ năng lực chuyên môn rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Khi bạn làm lãnh đạo, các thành viên trong nhóm làm việc của bạn sẽ luôn cần bạn định hướng và dẫn dắt. Họ cần có niềm tin là bạn có khả năng định hướng chính xác, chỉ đạo hợp lý và điều phối hiệu quả hoạt động của nhóm để mang lại một kết quả tốt.



Nếu mọi người trong nhóm đánh giá bạn là một chuyên gia đích thực, thật sự có tài, họ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn khi bạn cố gắng thuyết phục họ làm một việc gì đó và khi bạn muốn truyền cảm hứng làm việc cho họ.



Ngoài ra, nếu họ đánh giá bạn có tài, bạn sẽ dễ động viên họ làm việc hơn:



- Nếu thành viên trong nhóm ngưỡng mộ năng lực chuyên môn của bạn, họ sẽ có niềm tin là bạn có thể chỉ dẫn cho họ phương cách làm việc hiệu quả.



- Nếu khâm phục tài phán đoán của bạn, họ sẽ đặt niềm tin vào khả năng chỉ đạo, điều hành của bạn. Nhờ vậy, họ sẽ làm việc cố gắng và hiệu quả hơn.



- Nếu thấy rõ năng lực của bạn, họ sẽ tin tưởng rằng bạn đủ trí tuệ để chỉ dẫn và hướng những nỗ lực của họ về một mục tiêu công việc xứng đáng nhất.



Tóm lại, nếu nhân viên tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bạn, bạn sẽ dễ dàng động viện nhóm làm việc với hiệu quả cao nhất.



Làm cách nào để xây dựng dạng quyền lực này?







Chú ý về khoảng cách kiến thức và lòng tự trọng của nhân viên





Nâng cao năng lực chuyên môn: Bước đầu tiên và cũng tốn nhiều thời gian nhất là nâng cao năng lực chuyên môn. Người lãnh đạo nên tích cực “nạp” thông tin tổng quát về ngành nghề của mình cũng như thông tin liên quan đến những công việc cụ thể mình đang làm.



Tuy nhiên, nếu chỉ mình bạn biết bạn tài giỏi không thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là mọi người phải thừa nhận tài năng của bạn và xem bạn là một người cố vấn đáng tin cậy. Vì thế, Gary A. Yukl, trong cuốn “Nghệ thuật lãnh đạo trong tổ chức” đã chỉ rõ một số việc bước sau đây để xây dựng quyền lực từ năng lực chuyên môn:



Quảng bá năng lực của bản thân: Trong nhiều ngành nghề, năng lực chuyên môn của một người thường được đánh giá tương đương với trình độ học vấn và kinh nghiệm tích lũy được. Vì thế, người lãnh đạo nên khéo léo “giới thiệu” với cấp dưới, đồng nghiệp và cấp trên về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc và những thành tích đáng chú ý của mình.



Một cách khác là khéo léo đề cập đến những bằng cấp đã đạt được hay kinh nghiệm làm việc trước đây của mình khi giao tiếp với đồng nghiệp. Ví dụ: bạn có thể nói: “Khi tôi làm kỹ sư trưởng ở GE, công ty chúng tôi cũng đã từng gặp một vấn đề tương tự như thế này.” Tuy nhiên, bạn nhớ đừng lạm dụng cách này vì có thể gây phản cảm.



Giữ vững danh tiếng: Một khi đã tạo lập được danh tiếng, bạn nên chú ý bảo vệ hình ảnh của mình. Những nhận xét bất cẩn sẽ mất ‘hình tương’ của bạn. Nếu được yêu cầu hợp tác trong những dự án có khả năng thành công thấp, bạn nên phân tích và đưa ra ý kiến tại sao không nên thực hiện; thay vì tham gia một cách vô điều kiện để hình ảnh và danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng.



Hành động tự tin và quyết đoán khi gặp khó khăn: Trong tình huống “nước sôi lửa bỏng”, cấp dưới luôn tin tưởng hơn vào những người lãnh đạo dám nhận trách nhiệm, những người biết cách chỉ đạo nhóm giải quyết vấn đề. Những lúc như vậy, cấp dưới sẽ xem khả năng lãnh đạo kiên định, tự tin như một trong những biểu hiện năng lực của bạn. Ngay cả khi bạn không chắc mình nên xử trí tình huống như thế nào, bạn cũng không nên mất bình tĩnh vì nhân viên của bạn đang quan sát và trông chờ vào bạn.



Cập nhật thông tin: Quyền lực của năng lực chuyên môn được hình thành từ khả năng thuyết phục và sự thể hiện tài năng của bạn. Muốn thuyết phục người khác, bạn cần luôn nắm vững những thông tin mới nhất. Vì thế, bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình trong nhóm của bạn, trong công ty và môi trường bên ngoài.



Quan tâm đến các thành viên trong nhóm: Người lãnh đạo không nên chỉ biết thuyết phục cấp dưới thực hiện những kế hoạch của mình. Bạn cần chú ý lắng nghe khi các thành viên trong nhóm thổ lộ những mối bận tâm và âu lo của họ và cùng tìm biện pháp giải quyết.



Chú ý về khoảng cách kiến thức và lòng tự trọng của nhân viên: Quyền lực từ năng lực chuyên môn bắt nguồn từ khoảng cách kiến thức giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, chính sự khác biệt này có thể sẽ là nguyên nhân của nhiều vấn đề nếu bạn không khéo léo trong việc thể hiện quyền lực.



Cấp dưới có thể sẽ không thích bất cứ sự so sánh nếu sự khác biệt này lớn và rõ rệt. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy bực bội nếu người lãnh đạo cư xử một cách trịch thượng và tỏ ra kiêu ngạo về năng lực chuyên môn trội hơn của mình. Bạn tuyệt đối đừng làm như thế nhé!

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Danh và Phận

Theo Tạp chí Tia Sáng

Con người ta trong đời ai cũng có phận. Nói với màu sắc định mệnh: đó là số phận. Số phận đã định thế. Vậy chẳng nên băn khoăn, than vãn làm gì! Còn danh, là cái gắn với phận, để thành danh và phận trong một kết cấu gắn bó, nương tựa vào nhau. Nhưng dẫu có gắn bó, cả hai thưởng lại có so le ít nhiều. Sự so le này thường đưa lại nhiều suy ngẫm, và ở các trường hợp so le lớn, lại gây nên nhiều cám cảnh hoặc bất ngờ, trên hai nẻo hài và bi.

Cam phận tức là biết phận. Biết phận để an tâm chấp nhận cái phận của mình. Thuộc loại này theo tôi là số đông. Ở đây số đông còn được hiểu là vô danh, là không mấy quan tâm đến cái danh. Họ chỉ nhận những cái họ có, cũng như người khác có một cách khiêm nhường. Nhưng số đông cũng có sức mạnh của nó, bộ mặt của nó. Theo chủ nghĩa duy vật mácxít đó là lực lượng làm nên lịch sử. Và, ở phía khác, ít hơn, thậm chí rất ít những người có một bản lĩnh cao, vượt hẳn lên mà coi thường mọi cái gọi là danh, là vinh hoa phú quý, là cái bả danh lợi. Bởi họ ý thức rõ: đó là một trường chiến trận, một cuộc đua tranh chẳng những không vui vẻ mà còn gây nên thương tích. “Ra trường danh lợi vinh liền nhục. Vào cuộc trần ai khóc lộn cười” (Nguyễn Công Trứ).

Ở giữa hai còn đó là những người ít nhiều bị ràng buộc bị co kéo bởi danh và phận. Họ muốn có một cái danh tương xứng và điều này là chính đáng nhưng thưởng là to hơn thực, lớn hơn phận, nên mới sinh ra chuyện để mà bận tâm. Suốt cả một đời họ tỏ ra vất vả mất sức trong việc chạy theo cái danh, để vượt phận và cố nhiên là trội hơn thực. Cuộc chạy đuổi mang theo nhiều biểu hiện bi và hài.

Một khía cạnh mới trong câu chuyện danh và lợi được xây dựng trên sự phân công xã hội.

Mỗi người sinh ra trên đời đều phải có một nghề từ nghề mà có danh và phận. Xã hội cũ trong sự đơn giản của phân công nghề nghiệp đã có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Ấy là một kinh nghiệm thực tiễn để chống với tâm lý sùng chuộng hư danh. Xã hội mới ở trình độ cao của phân công xã hội và phát triển khoa học công nghệ, đòi hỏi một sự chuyên môn hoá thật sâu, thật cao trên tất cả mọi ngành nghề, từ nghề Bộ trưởng đến nghề lao công, từ nhà bác học đến người chữa bông in... Tất cả, không trừ ai đều cần được đào tạo chu đáo, quy củ để có một chuẩn bị vững vàng cho nghề. Và nếu khả năng hành nghề là tinh thông, là theo kịp các đòi hỏi của nghề nghiệp, nếu danh là khớp với phận, nếu danh là đi đôi với thực, thì đó chính là cái bảo đảm cho xã hội một sự phát triển hài hoà và cho mỗi con người một sự yên tâm trong cống hiến và hưởng thụ.

Cố nhiên, xã hội còn được phát triển trên nguyên tắc: ai có tài năng cần được tự do phát triển. Và đó là mục tiêu cao nhất của một xã hội dựa trên nền tảng công bằng và nhân đạo. Tài năng của con người và con người tài năng - đó là cái vốn quý của nhân loại lúc nào cũng có. Đó là lực lượng đem lại khả năng chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội làm nên bộ mặt mới của thế giới. Những tài năng như vậy xứng đáng được hưởng một cái danh to, mặc dầu trong đời, có người chịu một cái phận không xứng, thế nhưng sớm muộn họ vẫn là danh nhân, được cuộc đời nhớ ơn.

Trở lại với cuộc đời thường nhật của chúng ta. Quả còn nhiều điều đáng suy nghĩ, nhiều vướng ngại còn đặt ra trên con đường hướng tới một quan niệm và cách xử lý thật phù hợp và đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước, trên mối quan hệ danh và phận. Quả là còn nhiều khó khăn và còn lâu dài mới hết được những quán tính của tâm lý cũ, cách đánh giá cũ. Đó là tâm lý chưa thật sự coi trọng những người tài, chưa thấy sự phát triển tinh thông mọi nghề nghiệp mới chính là nền tảng của sự phát triển xã hội. Nhìn vào các lực lượng đích thực là chuyên gia trên nhiều loại ngành nghề thấy không ít người trong họ còn phải vất vả với sự mưu sinh, họ còn phải làm nhiều nghề, chứ đâu dễ được chuyên tâm với nghề - “sinh ư nghệ, tử ư nghệ". Ngay chuyên gia cũng phải gắn với một chức danh nào đó, một chức quyền nào đó mới mong tồn tại. Con đường tiến thân của số đông, kể cả chuyên gia thật ra chưa phải là người giỏi nghề, giỏi chuyên môn. Mà là giỏi ứng xử, giỏi tìm sự chở che ... Sự truy cầu danh và khó khăn với phận, hoặc không yên với phận vẫn cứ là câu chuyện làm hao tổn năng lượng và gây nên nhiều khúc mắc trong đời.

Tôi nêu một ít tồn tại mà hẳn ai cũng thấy - nói điều này không mới, nhưng vẫn cần.

Để rồi đây trong một tương lai không xa lắm chúng ta có được một nền tảng xã hội và tâm lý cho con người được thực sự yên tâm hướng chuyên sâu vào nghề và nghiệp, vào tư cách chuyên gia, cả thầy và thợ chứ không phải vì cái danh càng không phải là danh hão.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên - phan 4

Động thái gia đình
Trong suốt quá trình hình thành tính đồng nhất, thiếu niên luôn phải so sánh những giá trị và hành vi của bản thân với những giá trị và hành vi của gia đình mình. Một mặt, bằng tình thương yêu, các bậc cha mẹ làm cho các em có cảm giác an toàn và là chỗ dựa vững chắc cho các em. Mặt khác, họ khuyến khích các em trở thành người lớn tự lập, có khả năng hoạt động trong xã hội mà không phụ thuộc vào những người khác.
Chính sự tác động qua lại của cha mẹ với thiếu niên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự trưởng thành của các em. Hệ thống gia đình rất nhạy cảm: sự thay đổi hành vi của một thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi người còn lại. Bởi vì, lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có những thay đổi đáng kể và thường là những thay đổi bi đát, do đó mà gia đình cũng như bản chất giao tiếp giữa các thế hệ cũng bị thay đổi theo.
Giao tiếp giữa các thế hệ
Nhu cầu tự quyết và tự lập xuất hiện ở thiếu niên thường dẫn tới một số xung đột trong gia đình và nhu cầu giao tiếp với cha mẹ trong quá trình giải quyết một số vấn đề tăng lên. Gia đình vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ tới thiếu niên, mặc dù quan hệ của các em với cha mẹ có phần rắc rối hơn. Những nghiên cứu cho thấy, mâu thuẫn giữa thiếu niên với gia đình ít hơn nhiều so với quan niệm của mọi người. Theo kết quả thu được, những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa cha mẹ và thiếu niên chỉ có ở 15 - 25% số gia đình. Thông thường, sự rắc rối xuất hiện trong những vấn đề thường ngày như: các công việc gia đình, thời gian về nhà, hẹn hò, kết quả học tập, hình dáng bên ngoài và kiểu cách ăn uống. Hiếm khi có mâu thuẫn giữa cha mẹ và thiếu niên về những giá trị quan trọng như: tôn giáo, xã hội và chính trị. (Hill, 1987). Một số tương đối ít thiếu niên trong giai đoạn học ở THPT hoặc là ở trường cao đẳng đưa ra quan điểm hoàn toàn độc lập về hệ tư tưởng (Waterman 1985)
Nói chung, đầu tuổi thiếu niên là thời kỳ mâu thuẫn mạnh hơn so với giai đoạn sau. Khi thiếu niên và cha mẹ mình trưởng thành hơn, họ sẽ hiểu thấu hơn về sự phức tạp của vấn đề tự trị và độc lập. Cả người lớn và thiếu niên phải ý thức được rằng nếu như họ có khả năng duy trì tiếp xúc và trao đổi quan điểm với nhau thì họ sẽ tâm đầu ý hợp để giải quyết những vấn đề phức tạp.
Cha và mẹ ảnh hưởng tới con cái ở các mức độ khác nhau. Mặc dù, việc miêu tả các mối quan hệ gia đình giữa nam thiếu niên và nữ thiếu niên có sự khác nhau không đáng kể (Hauser, 1987; Youniss, Keterlinus, 1987), nhưng hành vi và vai trò của mẹ và cha khác nhau đáng kể (Steinberg, 1987a). Thông thường, người cha hay khuyến khích phát triển trí tuệ, thường tranh luận và giải quyết các vấn đề gia đình. Kết quả là cả nam thiếu niên và nữ thiếu niên thường trao đổi những ý nghĩ và mhững điều mà mình quan tâm với cha. Quan hệ của thiếu niên với mẹ phức tạp hơn nhiều. Sự tác động qua lại giữa mẹ và các em thường diễn ra ở những việc như: công việc nội trợ, trách nhiệm gia đình, quy tắc (ở nhà cũng như ở những nơi khác) và việc nghỉ ngơi (Montemayor, Brownlee, 1987). Mặc dù những tác động qua lại này có thể gây nên những căng thẳng trong quan hệ, mâu thuẫn giữa mẹ và con cái, nhưng nó cũng làm cho họ gần gũi nhau hơn (Youniss, Keterlinus, 1987)
Phong cách giáo dục của cha mẹ. Chương 8 chúng ta đã thảo luận ảnh hưởng của những phong cách giáo dục tới đặc điểm tâm lý của trẻ. Những ảnh hưởng này tiếp diễn ở lứa tuổi thiếu niên. Phong cách uy tín (có xác xuất cao nhất) dẫn tới hành vi bình thường hoặc là lành mạnh của thiếu niên (Baumrind, 1991) với đặc điểm là thiếu niên hành động có trách nhiệm, độc lập và tự kiểm soát bản thân. Ngược lại, những thiếu niên được nhận phong cách giáo dục độc đoán có thể sẽ trở thành người phụ thuộc và hay lo lắng sự có mặt của những nhân vật có quyền lực hoặc là trở thành người xấc xược và xâm kích.
Mặc dù không phải bao giờ cũng đúng, nhưng người ta thường thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của phong cách giáo dục độc đoán, cũng như sự ảnh hưởng tích cực của phong cách giáo dục uy quyền ở các dân tộc khác nhau (Lamborn, Dornbush&Steinberg, 1996)
Những bậc cha mẹ có uy quyền sẽ có kiểu kiểm soát thiếu niên một cách thân thiện và đúng đắn, và điều này làm cho các em cảm thấy yên tâm. Bằng kiểu hành vi này, các bậc cha mẹ đã che chở những đứa con của mình. Khi bị thất bại thì đó không phải là điều không thể sửa chữa được, bởi vì các bậc cha mẹ giúp các em "hàn gắn những mẩu vở vụn" lại. Những bậc cha mẹ uy quyền cũng chú ý tới cả những thế mạnh trong năng lực nhận thức của các em. Cha mẹ và con cái có thể giao tiếp với nhau trên cơ sở tình yêu thương (Baumrind, 1987)
Khối liên minh gia đình. Khối liên minh gia đình đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp. Giống như phong cách giáo dục, khối liên minh gia đình hình thành hành vi từ trước lứa tuổi thiếu niên. Anh trai có ảnh hưởng lớn đến em trai ở thời thơ ấu thì cũng có thể có ảnh hưởng tới em trai ở mức độ như vậy ở lứa tuổi thiếu niên; con gái khi 6 tuổi là "con gái rượu của bố" cũng có thể sẽ trở thành người thân thiết với bố ở 16 tuổi.
Mặc dù khối liên minh giữa các thành viên của gia đình là lẽ hiển nhiên và lành mạnh, nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải ủng hộ nhau và có khoảng cách rõ ràng giữa mìng với con cái. Cha mẹ cũng phải cùng nhau giáo dục con cái; mối liên hệ chặt chẽ của một người với con cái sẽ đi kèm với việc con cái không có mối liên hệ với người kia. Điều này có thể có những hậu quả nghiêm trọng. Khi nằm ngoài các mối quan hệ, cha hoặc mẹ sẽ mất uy tín, mất ý nghĩa là một người trung gian trong quá trình xã hội hoá. Những kiểu mất cân bằng khác như: sự vắng mặt một người do ly hôn hoặc là ly thân cũng gây ra những vấn đề nhất định. Khi thiếu niên thử đóng những vai mới và cố gắng đạt tính đồng nhất mới, uy tín của cha (mẹ) ở những gia đình khuyết thiếu có thể bị phủ định.

Những thay đổi về cấu trúc gia đình
ảnh hưởng của gia đình trong thời kỳ chuyển tiếp mà chúng ta đã bàn tới ở chương trước, tiếp tục ảnh hưởng ở lứa tuổi thiếu niên.
Điều đáng quan tâm là những thay đổi trong các gia đình ở Mỹ ảnh hưởng như thế nào tới trách nhiệm của thiếu niên đối với những công việc gia đình. Kết quả hoàn toàn bất ngờ (Benin, Edwards, 1990). Những thiếu niên trong các gia đình có cả bố và mẹ đi làm thường ít làm việc nhà hơn so với những thiếu niên có mẹ không đi làm. Ngoài ra, phụ thuộc vào giới tính, những yêu cầu đối với các em là khác nhau. Chẳng hạn, những nam thiếu niên có cả bố và mẹ đi làm chỉ làm việc nhà bằng 1/3 thời gian so với những nam thiếu niên sống trong gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, nữ thiếu niên có cả bố và mẹ đi làm thì làm việc nhà nhiều hơn 1/4 so với những nữ thiếu niên trong các gia đình truyền thống. Trong khi đó, những người mẹ mong đợi những đứa con gái và con trai sẽ làm khối lượng công việc nhà như nhau. Vì sao xảy ra điều này? Các nhà nghiên cứu nói rằng, những người mẹ đi làm tin tưởng con gái làm những việc gia đình hơn là tin con trai, vì vậy, họ hay giao việc cho con gái. Mẹ có thể bắt con trai làm những công việc nhà khi có sự chỉ đạo trực tiếp của mình.
Thiếu niên phản ứng như thế nào với những cú sốc do những thay đổi về cấu trúc gia đình? Một số em nhận thêm trách nhiệm về mình. Một số khác thể hiện những trải nghiệm tiêu cực một cách công khai và có những xung đột, dẫn tới là bị lôi kéo vào những hành vi chống đối xã hội, những hành vi bất bình thường. Tuy nhiên, một số em lại chọn cách sống xa gia đình để hướng tới hoạt động với bạn cùng lứa.
Sự thích nghi của những thiếu niên sẵn sàng sống xa gia đình là một công việc không đơn giản. Cha mẹ và con cái cần phải thoả hiệp lại các vai trò của mình. Các em cần tìm kiếm sự ủng hộ khác, chẳng hạn, giúp đỡ các em nhỏ bởi vì bằng cách đó các em sẽ lĩnh hội được tính độc lập nhanh hơn. Tính tự lập và tự khẳng định không phải là những phẩm chất tiêu cực, những phẩm chất này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển. Một số gia đình thì khuyến khích có những phẩm chất này, còn một số khác thì phản đối chúng.
Các nhà nghiên cứu xác định 3 chỉ số về chức năng của gia đình. Tính cố kết, tính thích ứng và chất lượng giao tiếp (Barnes, Olsen, 1985) Tính cố kết và tính thích ứng của gia đình ở mức độ trung bình, chứ không phải là ở mức độ tốt nếu xảy ra hiện tượng sống xa gia đình. Gia đình tốt nhất là gia đình linh họat và thích ứng, nhưng không phải là tự do tới mức trở thành hỗn loạn. Gia đình phải có tính cố kết, chứ không phải là nơi làm "nghẹt thở" mọi người. Việc thích ứng với tình huống mới sẽ ít bị căng thẳng hơn nếu như các thành viên trong gia đình tính đến nguyện vọng và nhu cầu của từng người và thoả hiệp những thay đổi một cách hợp lý. Tính cố kết của gia đình có thể duy trì được nếu như cha mẹ và những thiếu niên muốn sống xa gia đình tác động qua lại với nhau như những nhân cách và thiết lập những mối qua hệ phụ thuộc lẫn nhau (Grotevant&Cooper, 1985)
Việc giao tiếp cởi mở sẽ bảo toàn tính cố kết của gia đình, bởi vì nó cho phép các thành viên hình dung về tình huống rõ ràng hơn và khắc phục các vấn đề đang xuất hiện.
Một số nhà nghiên cứu nói rằng những ông bố đóng vai trò quyết định trong việc giúp đỡ thiếu niên tìm thấy sự cân bằng cần thiết giữa phân ly và thống nhất, sự cân bằng kéo dài cho tới khi thiếu niên sẵn sàng sống xa gia đình. Những ông bố có thái độ quan tâm đến việc phân ly của con mình sẽ cung cấp cho các em "một không gian" nơi mà các em sẽ hình thành tính đồng nhất của bản thân và nhận trách nhiệm về những hành vi của mình. Nhìn chung, các em thiếu niên thường ít xung đột với bố hơn là với mẹ. Điều này làm xuất hiện ý nghĩa rằng bố ít can thiệp vào công việc của các em và tôn trọng sự độc lập của các em hơn là mẹ. Như vậy, thay vào chỗ phải tranh luận, nhiều thiếu niên có thể hành động theo sở thích của bản thân (Shulman, Klein, 1993).
Những gia đình khuyết thiếu có thể gặp phải những khó khăn trong việc giúp đỡ các em hình thành tính đồng nhất của bản thân và sống xa gia đình. Trong những gia đình này thì việc tham gia của một người lớn khác, chẳng hạn ông, cô chú hoặc là giáo viên, sẽ làm cho bước chuyển tiếp này trở đơn giản hơn đối với cả cha mẹ và cả các em (Dornbusch et at 1985)

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên - phan 3

Những khác biệt về giới. Marcia và các nhà nghiên cứu khác đã nhận thấy những khác nhau đáng kể giữa nam và nữ trong hành vi và thái độ khi nằm ở những dạng đồng nhất khác nhau. Chẳng hạn, nam giới ở dạng đạt được đồng nhất và trì hoãn thông thường có sự tự đánh giá cao bản thân. Nữ giới ở những dạng này lại có nhiều mâu thuẫn không tháo gỡ được, đặc biệt là đối với gia đình và lựa chọn nghề nghiệp.
Những nghiên cứu tiếp theo khẳng định phần nào những số liệu ban đầu, nhưng cho phép hình dung về vấn đề một cách sâu sắc hơn. Chẳng hạn, Saly Archer nhận thấy, đối với gia đình và đối với việc lựa chọn nghề nghiệp, học sinh nữ PTTH thường hay nằm trong dạng quyết đinh sơ bộ, còn học sinh nam trong dạng khuyếch tán. Hơn nữa, những nữ thiếu niên ở dạng quyết định sơ bộ và trì hoãn thể hiện tính bất định lớn khi giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến nghề nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, cả những nam thanh niên và nữ thiếu niên đều nói rằng họ có kế hoạch kết hôn, nuôi dạy con cái và hoạt động nghề nghiệp. Những nữ thiếu niên thường hay lo lắng về những mâu thuẫn có thể có giữa gia đình và nghề nghiệp. Khi hỏi về mức độ lo lắng, 75% nam thiếu niên và 16% nữ thiếu niên phủ nhận hoàn toàn sự có mặt của lo lắng, 25% nam thiếu niên và 42% nữ thiếu niên công nhận có sự lo lắng ở mức độ thấp, trong khi đó 0% nam thiếu niên và 42% nữ thiếu niên tuyên bố rằng họ cảm thấy rất lo lắng về những mâu thuẫn có thể có giữa gia đình và nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, nam thiếu niên kết hợp được cả đồng nhất bên trong nhân cách và đồng nhất liên nhân cách. (Lytel, Bakken & Roming, 1997).
Kết quả nghiên cứu rất khác nhau đối với các khía cạnh khác như: tôn giáo và lập trường chính trị. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy những khác biệt đáng kể về giới đối với tôn giáo. Có thể có những khác biệt đáng kể trong dạng đồng nhất giữa nam và nữ thiếu niên đối với lập trường chính trị: nam thiếu niên thường hay nằm ở Dạng đồng nhất, trong khi đó nữ thiếu niên thì nằm ở dạng quyết định sơ bộ (Waterman, 1985).
Hình thành đồng nhất, văn hoá và môi trường xung quanh. Như đã nói ở chương 2, học thuyết của Ericson chú ý nhiều tới vấn đề phát triển ở các xã hội phương Tây, nơi hướng tới việc hình thành tính cá nhân chứ không phải là hình thành tính nhóm và tính tập thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến quan điểm của ông về việc hình thành tính đồng nhất ở lứa tuổi thiếu niên. Ericson đặc biệt chú ý tới việc hình thành nhân cách cá nhân, nhân cách tương đối tự trị, chứ không phải là thành viên của nhóm như ở các xã hội thuộc nền văn hoá tập thể, nơi ít quan tâm tới tính tự trị. Thường thì, ở các nền văn hóa tập thể, lợi ích của cá nhân phải phù hợp với lợi ích của nhóm. Trong trường hợp này, khái niệm “nhóm” có thể hiểu như là gia đình, bạn cùng lứa, hàng xóm, thành phố hoặc là xã hội nói chung. Như vậy, ở các nền văn hóa tập thể, trẻ em hoặc là thiếu niên ít để ý tới tính tự trị, mà sẵn sàng phụ thuộc vào người khác (Matsutomo, 2000). Chắc chắn rằng, học thuyết của Ericson nói chung là đúng với từng giai đoạn khủng hoảng, tuy nhiên có thể có những khác nhau rất lớn về cái mà mỗi nền văn hoá coi là chiếm ưu thế nhất trong việc giải quyết từng cuộc khủng hoảng (Matsutomo, 2000). Như vậy, tính đồng nhất cũng như học thuyết "cái tôi" có nguồn gốc sâu xa là nền văn hoá và môi trường xung quanh (Adams, Marshall, 1997; Porters, Duham&Catstilio, 2000; Yoder,2000).
Giả định của Marcia về các dạng đồng nhất ở lứa tuổi thiếu niên đã được kiểm chứng nhiều lần trong các nghiên cứu sau này. Và cho đến ngày nay những giả định này vẫn đúng. Mặc dù, một số nhà nghiên cứu khẳng định những dạng này không phải là các giai đoạn khác nhau rõ ràng hoặc không phải là những cách thức đạt được tính đồng nhất (Meeus, Iedama, Helsen&Vollenberg, 1999); một số khác cho rằng những dạng này ít nhất là có ích để hiểu trạng thái của thiếu niên và hiểu được những vấn đề của các em khi trở thành người lớn ở những xã hội có tuổi thiếu niên tương đối dài. (Jensen, Karlsen&Kroger, 1999). Nói chung, các dạng đồng nhất của thiếu niên không phụ thuộc vào nền văn hoá. Theo quan điểm của A. Waterman, văn hoá ảnh hưởng tới thời điểm hình thành các dạng đồng nhất, tới tính ổn định của những dạng đồng nhất và những khác biệt về giới (A. Waterman 1990). Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu niên ở mỗi dạng đồng nhất phụ thuộc vào nền văn hoá và cả hệ tư tưởng và tôn giáo ( Markstrom-Adams, Smith, 1996; Taylor, Oskey, 1995)

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên- phan 2

Sự độc lập và sự phụ thuộc lẫn nhau
Theo quan điểm thống trị hiện nay, thì thiếu niên sử dụng xung đột và quậy phá để giành được quyền tự quyết và sự độc lập với cha mẹ. Từ giữa những năm 1960, các phương tiện truyền thông chú ý nhiều đến vấn đề "đoạn giao giữa các thế hệ" và mâu thuẫn gay gắt giữa cha mẹ và con cái. Lịch sử vấn đề này phong phú và đầy rẫy bế tắc, tuy nhiên chỉ có một số lượng nghiên cứu rất ít ỏi khẳng định điều này. Phần lớn các công trình trong lĩnh vực này cho thấy, mâu thuẫn giữa thiếu niên và gia đình đã bị thổi phồng đáng kể.
Mặc dù ở giai đọan đầu tuổi thiếu niên, khoảng cách xúc cảm giữa thiếu niên và cha mẹ nói chung là tăng lên (Steinberg), điều này không nhất thiết dẫn tới việc quậy phá hoặc là phủ định các giá trị của cha mẹ.
Daniel Offer và những đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu 6 nghìn thiếu niên ở 10 nước khác nhau: úc, Banglades, Hungari, Israel, ý, Nhật, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Tây Đức cũ dựa trên bảng hỏi nhằm nghiên cứu sự đánh giá của các em về các mối quan hệ trong gia đình(Offer, Ostrov, Howland & Atkison, 1998). Họ nhận thấy, ở tất cả các nước, số đông thiếu niên có quan hệ tốt với cha mẹ và đánh giá tích cực các mối quan hệ gia đình, chỉ có một tỷ lệ không lớn thiếu niên đồng ý với những khẳng định tiêu cực sau:
Cha mẹ em xấu hổ vì em (7%)
Em đã từ lâu không hài lòng với cha mẹ (9%)
Em rất thường xuyên thấy mẹ em xử sự không đúng (9%)
Em rất thường xuyên thấy cha em xử sự không đúng (9%)
Trong tương lai, em sẽ làm cha mẹ thất vọng (11%)
Câu trả lời của thiếu niên ở các nước khác nhau có khác nhau chút ít, điều này nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ngữ cảnh văn hoá trong sự phát triển của thiếu niên. Chẳng hạn, thiếu niên Israel thông báo về những mối quan hệ gia đình tích cực hơn, có thể là do sự quan tâm đặc biệt trong các gia đình thuộc nền văn hoá châu Âu truyền thống. Nói chung, những số liệu của Offer đối lập hoàn toàn với quan điểm của Freud cho rằng, mâu thuẫn do những nhu cầu và những thay đổi về mặt sinh học là không tránh khỏi.
Cần phải xem xét lại quan điểm về quyền tự quyết như là sự thoát khỏi ảnh hưởng của bố mẹ. Khi phân tích sự độc lập thì cần phải hiểu rằng bố mẹ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các em trong và sau khi kết thúc tuổi thiếu niên. John Hill đề xuất một cách tiếp cận lý thú với việc tìm kiếm tự do cho thiếu niên. Ông đi đến kết luận, có thể xác định quyền tự quyết thông qua việc tự điều chỉnh. Quyền tự quyết được hiểu như là việc tiếp nhận những đánh giá riêng và điều chỉnh hành vi của mình, điều này có thể xác định bằng câu "Hãy suy nghĩ về chính bản thân mình". Nhiều thiếu niên học chính cách này. Các em đánh giá lại những luật lệ, những giá trị và những hạn chế của lứa tuổi trẻ em khi ở nhà và ở trường học. Đôi khi các em gặp phải sự chống đối quyết liệt của cha mẹ, điều này có thể dẫn tới mâu thuẫn. Bên cạnh đó, thông thường cha mẹ cùng với các em cố gắng vượt qua vấn đề này bằng cách giảm bớt phạm vi mâu thuẫn, giúp các em phát triển tư duy độc lập và tự điều chỉnh hành vi của mình (Hill, 1987).
Chắn chắn rằng, việc trở thành người lớn sẽ dần dần kết thúc. Bước chuyển đổi này cùng một lúc đòi hỏi sự độc lập và sự phụ thuộc lẫn nhau. Mối liên hệ lẫn nhau có thể xác định như sự phụ thuộc lẫn nhau. Những quan hệ xã hội phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn, các mối quan hệ trong công việc. Những nhà kinh doanh phụ thuộc vào sản phẩm mà những người công nhân sản xuất ra, những người công nhân phụ thuộc vào sự lãnh đạo nhà máy thành công của nhà kinh doanh. Như vậy sự phụ thuộc lẫn nhau là những trách nhiệm lâu dài và làm gắn kết mọi người với nhau (Enlligem, 1987).
Hình thành tính đồng nhất
Trước tuổi thiếu niên, chúng ta coi mình xuất phát từ một loạt những vai: bạn, thù, sinh viên, người thủ môn, người chơi đàn ghi ta, và cả trên cơ sở là thành viên của nhóm bạn tri kỷ, của câu lạc bộ hoặc là của nhóm bạn nào đó. ở giai đoạn này với khả năng nhận thức rộng hơn (Chương 11) cho phép chúng ta phân tích chúng, làm rõ các thành tố không phù hợp, xung đột, và sắp sếp lại các vai này, dần dần tiến gần tới sự đồng nhất của bản thân. Đôi khi chúng ta từ bỏ những vai trước đó; trong một số trường hợp chúng ta thiết lập những mối quan hệ mới với cha mẹ, anh chị em và những bạn cùng lứa. Erikson chỉ ra những cản trở cơ bản mà thiếu niên cần phải vượt qua để trở thành người lớn một cách thành công trong việc hình thành tính đồng nhất. Bước chuyển tiếp sẽ thuận lợi khi các em có biểu tượng rõ ràng về mình là ai, và về các biện pháp thích nghi với các mối quan hệ xã hội.

Các yếu tố ảnh hưởng tới đồng nhất. Nhiều ý tưởng của thiếu niên về vai trò và về giá trị được xác định bởi việc các em thuộc nhóm tham chiếu nào. Nhóm xã hội tham chiếu có thể gồm các cá nhân mà thiếu niên thường xuyên tác động qua lại và có mối quan hệ qua lại gần gũi. Những nhóm này có thể là những nhóm xã hội lớn hơn mà thiếu niên chia sẻ lý tưởng, chẳng hạn: tôn giáo, dân tộc, bạn cùng lứa hoặc là nhóm những người cùng sở thích, thậm chí là cả nhóm những người tán gẫu trên Internet. Không phụ thuộc vào số lượng thành viên, những nhóm tham chiếu có thể tán thành hoặc là bác bỏ những giá trị cũ của các em và đôi khi hình thành những giá trị mới.
Thiếu niên phải đồng tình với những nhóm tham chiếu khác nhau. Việc là thành viên của các nhóm ở thời thơ ấu một cách hiển nhiên - như gia đình, hàng xóm hoặc là cộng đồng tôn giáo không còn là điều sang trọng và thích thú như trước kia nữa. Nhiều khi các em cảm thấy mâu thuẫn về thái độ trung thực với gia đình, với những bạn cùng trang lứa và những nhóm tham chiếu khác.
Đôi khi, những giá trị và những mục đích của cá nhân nào đó, chứ không phải là của nhóm tham chiếu thu hút các em. Đó có thể là người bạn thân, thầy/cô giáo mà các em yêu quý, anh trai hoặc là chị gái, nhân vật trong phim, thể thao hoặc là một người nào đó có tư tưởng và hành vi làm cho thiếu niên khâm phục. Mặc dù nhân vật có ý nghĩa này có thể ảnh hưởng đến mọi giai đoạn của cuộc đời, nhưng nó ảnh hưởng đặc biệt tới lứa tuổi thiếu niên.
Như vậy, thiếu niên đóng rất nhiều vai do các nhóm tham chiếu và mọi người yêu cầu. Những vai này cần phải liên kết vào sự đồng nhất cá nhân, còn những thành tố mâu thuẫn trong các vai cần phải được hoà giải hoặc là loại bỏ. Quá trình này còn phức tạp hơn khi có mâu thuẫn về vai, chẳng hạn: mâu thuẫn giữa việc là thành viên của nhóm bạn cùng lứa và vai một người học trò tốt; hoặc là khi có mâu thuẫn giữa những người có uy tín khác, chẳng hạn: mâu thuẫn giữa anh trai hoặc là chị gái với người yêu.

Học thuyết đồng nhất của Ericson.Trong các nghiên cứu của mình, Ericson quan tâm nhiều tới vấn đề của thiếu niên và của những người mới trưởng thành. Công trình của ông về quá trình thiết lập "cảm xúc nội tâm về tính đồng nhất" đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý học phát triển. Theo Ericson, việc hình thành tính đồng nhất thường là quá trình lâu dài và phức tạp của việc tự ý thức. Việc hình thành tính đồng nhất đảm bảo cho quá khứ, hiện tại và tương lai của cá nhân không bị gián đọan. Nó xác định việc tổ chức và thực hiện hành vi trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nó dung hoà thiên hướng và tài năng của bản thân cá nhân với những vai mà cha mẹ, bạn cùng lứa hoặc là xã hội giao cho trước đây. Nó cũng cung cấp nền tảng cho việc so sánh xã hội để giúp con người hiểu vị trí của mình trong xã hội. Kết quả là cảm giác đồng nhất mang lại xu hướng, mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống của con người (Ericson, 1989)
Các kiểu hình thành tính đồng nhất. James Marcia phát triển học thuyết của Ericson và xác định 4 trạng thái khác nhau hay là 4 dạng hình thành tính đồng nhất. Các dạng hoặc là "các quy chế đồng nhất" bao gồm: quyết định sơ bộ, khuyếch tán, trì hoãn và đồng nhất. Bên cạnh đó, còn phải tính đến: Cá nhân có trải qua giai đoạn ra quyết định được gọi là khủng hoảng đồng nhất hay không? Cá nhân có chịu trách nhiệm về những lựa chọn như: hệ thống giá trị hoặc kế hoạch về nghề nghiệp trong tương lai hay không?
Dạng quyết định sơ bộ, thiếu niên nhận những trách nhiệm khi còn chưa đạt tới giai đoạn quyết định. Các em lựa chọn nghề nghiệp, các quan điểm tôn giáo, lý tưởng và các khía cạnh khác về sự đồng nhất của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn này các em đã làm sớm hơn và thường hay do bố mẹ hoặc thầy cô xác định chứ không phải là bản thân các em. Bước chuyển tiếp thành người lớn của các em diễn ra suôn sẻ và chỉ gặp những mâu thuẫn không đáng kể, nhưng trong bước chuyển tiếp này không có sự thử nghiệm tích cực.
Dạng khuyếch tán, thanh niên không có định hướng hoặc là thậm chí không có cả mong muốn định hướng. Những em này không bị khủng hoảng và không lựa chọn nghề nghiệp hoặc mã hành vi cho bản thân mình. Đơn giản là các em chốn tránh đụng chạm tới vấn đề này. Một số em thoả mãn một cách hời hợt (một cách vô bổ) những nhu cầu và mong muốn của mình; một số khác thực nghiệm những mục đích và những dạng hành vi khác nhau khi không có kế hoạch và mục đích cụ thể (Cote, Levine, 1988).
Những thiếu niên và những người mới trưởng thành ở dạng trì hoãn nằm ở khoảng giữa của khủng hoảng đồng nhất hoặc là ở giữa giai đoạn ra quyết định. Những quyết định này có thể liên quan tới việc lựa chọn nghề nghiệp, những giá trị tôn giáo hoặc là triết lý dân tộc. Thiếu niên dạng này khao khát "tìm kiếm bản thân"
Cuối cùng là đạt được đồng nhất. Đó là dạng đồng nhất đối với những người đã trải qua khủng hoảng đồng nhất và nhận những trách nhiệm của bản thân. Kết quả là họ tự lựa chọn công việc của mình và cố gắng sống theo những quy tắc đạo đức do chính mình thiết lập. Giai đọan này thường được xem như giai đoạn mong muốn nhất và trưởng thành nhất (Marcia, 1980).
Hệ quả của các dạng đồng nhất. Những kết quả nghiên cứu cho phép kết luận rằng dạng đồng nhất ảnh hưởng sâu sắc tới những mong đợi xã hội, hình ảnh "cái tôi" và phản ứng với sốc của thiếu niên. Ngoài ra, những nghiên cứu xuyên văn hoá ở Mĩ, Đan Mạch, Israel và ở những nước khác cho phép giả định rằng, ít nhất là đối với những nền văn hoá có giai đoạn thiếu niên kéo dài và định hướng theo chủ nghĩa cá nhân thì 4 dạng đồng nhất của Marcia là một phần của quá trình phát triển toàn diện. Hãy khảo sát 4 dạng đồng nhất tác động qua lại với một số vấn đề của lứa tuổi thiếu niên ở những nền văn hoá này như thế nào.
Lo âu là cảm xúc thống trị ở những thanh niên trong dạng trì hoãn, nó là hậu quả của việc trần chừ. Các em thường xuyên đấu tranh với những giá trị và những sở thích xung đột với nhau, thường xuyên gặp phải những điều bất ngờ và những điều mâu thuẫn. Các em có mối quan hệ lưỡng cực với cha mẹ; đấu tranh đòi tự do, các em sợ cha mẹ không hài lòng hoặc là tức giận khi không hài lòng với những hành động của các em. Nhiều sinh viên các trường cao đẳng nằm trong dạng trì hoãn.
Ngược lại, những thiếu niên ở dạng quyết định sơ bộ cảm thấy ít lo âu hơn. Những giá trị của các em độc đoán hơn so với những thiếu niên ở các dạng khác, các em có sự ràng buộc mạnh mẽ và tích cực với những người có ý nghĩa. Những nam thanh niên trong dạng quyết định sơ bộ có xu hướng đánh giá mình thấp hơn so với nam thanh niên ở dạng trì hoãn và những người khác dễ làm cho họ thay đổi quan điểm của mình trong vấn đề nào đó.
Có thể, dạng khuyếch tán thường hay gặp ở những thiếu niên do cha mẹ lạc hậu hoặc là không quan tâm, bỏ rơi hoặc là miệt thị các em. Các em có thể bỏ học, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý. Những em có cha mẹ "thờ ơ" thường hay uống rượu nhiều hơn (Chương 8).
Những thiếu niên đạt được đồng nhất có cảm giác cân bằng với cha mẹ và với gia đình mình hơn. Việc tìm kiếm tự do của các em ít mang tính xúc cảm hơn so với những thiếu niên ở dạng trì hoãn và không có cảm giác bị cô lập và bị bỏ rơi như những em ở dạng khuyếch tán (Marcia, 1980).
Rõ ràng, số lượng người ở dạng đạt được đồng nhất tăng lên cùng lứa tuổi. ở lứa tuổi PTTH số lượng các em ở dạng khuyếch tán và quyết định sơ bộ nhiều hơn một cách đáng kể so với dạng trì hoãn và đạt được sự đồng nhất. Phụ thuộc vào khía cạnh xem xét, dạng đồng nhất cũng có thể khác nhau. Học sinh trung học phổ thông có thể nằm trong tình trạng quyết định sơ bộ đối với những ưu việt của giới tính, trong tình trạng trì hoãn đối với việc lựa chọn nghề nghiệp hoặc là niềm tin tôn giáo và trong tình trạng khuyếch tán đối với triết lý chính trị.

Nhân cách và sự phát triển văn hóa xã hội ở tuổi thiếu niên - phan 1

Thiếu niên thường có khả năng kết hợp một cách khéo léo giữa sự trưởng thành với tính ngây thơ trong quá trình chuyển đổi từ trẻ em thành người lớn. Bên cạnh đó, sự kết hợp vụng về và đôi khi là nực cười này giữ chức năng quan trọng trong sự phát triển. Thiếu niên vượt qua được những cú sốc do thay đổi về cơ thể và vai trò mới như thế nào phụ thuộc nhiều vào sự phát triển nhân cách của các em trong những năm trước đó. Để vượt qua những vấn đề mới này các em phải huy động những hiểu biết, nguồn dự trữ và sức mạnh được tích luỹ trước đó.
Trong chương trước chúng ta thấy rằng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em thành người lớn khác nhau rất nhiều ở các nền văn hoá. ở một số xã hội, việc trở thành người lớn đạt được một cách dễ dàng và nhanh chóng, bởi vì những xã hội này rất cần những con người trưởng thành mới và thường xuyên có nhu cầu với nhóm dậy thì mới. Ngược lại, ở các nước công nghiệp, để việc chuyển đổi thành người lớn thành công thì đòi hỏi phảI có sự giáo dục thường xuyên và sự chuẩn bị nghề nghiệp. ở những xã hội này, lứa tuổi thiếu niên bắt đầu từ khi phát dục và kéo dài ít nhất là tới 18 - 19 tuổi và nhiều hơn nữa, như vậy, thiếu niên được rèn giũa trong một thời gian dàI. Mặc dù đã có sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ nhưng nhiều thiếu niên không được giao những công việc quan trọng.
Giai đoạn thiếu niên kéo dàI, một mặt, mang lại cho các em nhiều cơ hội thực nghiệm những kiểu hành vi khác nhau của người lớn, mặt khác, tạo nên những căng thẳng và mâu thuẫn nhất định. Chẳng hạn, muốn trở thành người tự lập, lĩnh hội những kinh nghiệm cá nhân nhưng lại phụ thuộc bố mẹ về tài chính.
Một số thiếu niên gặp phải áp lực mạnh mẽ từ phía người lớn, những người mong muốn con mình thành đạt và có vị thế xã hội cao, điều mà bản thân họ không đạt được (Elkind, 1998). Thiếu niên phải vượt qua áp lực bên ngoàI cũng như áp lực bên trong. Ngoài ra, các em cần phải hoàn thành những giai đoạn cơ bản của sự phát triển và vận dụng những kết quả này vào việc đồng nhất về chức năng. Trong chương này chúng ta sẽ thấy: Thiếu niên vượt qua những vấn đề nêu trên như thế nào? Họ trải nghiệm những chiến thắng và thất bại của mình như thế nào? Thiếu niên lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, giáo dục lòng trung thành và trở thành người trưởng thành như thế nào? Tham gia vào quá trình này có cha mẹ và những bạn cùng lứa bao gồm nhóm và những người bạn thân, sự lựa chọn ở đây rất phong phú, bởi chính sự đa dạng của xã hội. Chúng ta sẽ phân tích những khó khăn trong quá trình này và các kiểu hành vi không thích nghi cơ bản dẫn tới nguy cơ sử dụng các chất gây nghiện, phạm tội, trầm cảm và tự tử.
Những nhiệm vụ phát triển của lứa tuổi thiếu niên
Mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời đòi hỏi những kỹ năng và câu trả lời mới, dó đó có những vấn đề và khó khăn khác nhau. Đa số các nhà nghiên cứu tán thành rằng, thiếu niên gặp phải 2 nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Dành được quyền tự quyết và độc lập với cha mẹ (ở các nền văn hoá khác nhau, điều này diễn ra dưới các hình thức khác nhau)
2. Hình thành tính đồng nhất, biểu hiện "cái tôi" sáng tạo và độc lập, kết hợp một cách hài hoà giữa các thành tố khác nhau của nhân cách. ở các nước phương Tây, lứa tuổi thiếu niên thường được xem xét như là giai đoạn "nổi loạn và bất trị", giai đọan xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi. Nguồn gốc của thuật ngữ này xuất phát từ phong trào văn học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. (Sturm and Drang). Anna Freud sử dụng thuật ngữ này để biểu thị trạng thái xúc cảm đặc trưng cho lứa tuổi thiếu niên. Bà đã đi xa tới mức khẳng định rằng: "là một người bình thường ở lứa tuổi thiếu niên nghĩa là điều không bình thường" (1958, tr. 275). A.Freud, những người theo quan điểm của Freud và sau đó là những người theo chủ nghĩa Freud mới chứng minh rằng, bắt đầu sự chín muồi về mặt sinh học và ham muốn tình dục mạnh lên gây ra mâu thuẫn với những bạn cùng lứa, với cha mẹ.
Các em thiếu niên có hay gặp phải những điều khó chịu không? Vâng, với một số em thì có. Tuy nhiên chúng ta biết rằng, phần lớn các em trải qua giai đoạn này một cách thầm lặng. Phần đông các em thích ứng tốt và không có mâu thuẫn bên trong gay gắt, cũng như là không có vấn đề với cha mẹ và những bạn cùng lứa, chỉ có từ 10 đến 20 % thiếu niên có những rối loạn về tâm lý, và tỷ lệ này cũng giống như ở người lớn. (Powers et al, 1989)

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

Bảng chữ cái của cuộc sống

Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến bạn.
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó, những gì bạn thể hiện sẽ nói lên bạn là ai…
Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến bạn.
A - (Adult) - Trưởng thành
Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động.
Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác. Nhưng chắc chắn bạn phải biết thế nào là[/justify]
[justify]phù hợp, phải chín chắn trong phong thái cũng như cách cư xử với người khác. Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành.
B - (Better) - Cầu tiến
Hãy hướng tới những gì tốt đẹp hơn hiện tại. Đối với một vài người thì những gì tốt nhất vẫn chưa hẳn là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một sinh viên xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình.
Thay đổi cách nghĩ và hành động. Nếu bạn sợ thay đổi, bạn sẽ mãi dẫm chân tại hỗ. Cầu tiến sẽ là “chất xúc tác” giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. Chỉ cần bạn không đánh mất chính mình thì sự thay đổi sẽ không bao giờ là xấu.
C - (Control) - Điều khiển
Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần.
Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”.
D - (Dream) - Ước mơ
Dám ước mơ, kể cả những ước mơ mà bạn chắc rằng chẳng bao giờ đạt được nó. Nếu bạn khát khao, tin tưởng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách để đạt được. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không.
Đừng để ý đến những lời dèm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh.
E - (Enthusiasm) - Nhiệt tình
Nhiệt tình, say mê - nếu bạn có được những cái đó, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sự nhiệt tình có sức “lây lan” rất nhanh, do đó, nếu được sống và làm việc trong một môi trường năng động, “sức ì” của bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bật.
Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn. Cuộc đời quá ngắn, và bạn sẽ không đủ thời gian để kiềm chế lòng nhiệt tình, say mê của mình với cuộc sống.
F- (Failure) - Thất bại
Thất bại trong học hành, trong cuộc sống sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi. Nhưng hãy nhớ rằng thất bại là tạm thời, và bạn không việc gì phải lúng túng hay lo lắng gì về điều này cả.
Có những chiến thắng oanh liệt nhất lại là kết quả của sự thất bại nặng nề nhất. Tất cả chúng ta đều có lúc phải tự đấu tranh giữa việc buông xuôi hay cố gắng. Nếu bạn là một sinh viên học hành sa sút, nợ nần ngập đầu… Điều xấu hổ không phải là sự thất bại của bạn mà chính là việc bạn không muốn làm gì để thoát ra khỏi tình trạng đó.
G - (Giver) - Cho
Cho đi hạnh phúc hơn nhận về. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự là rất có ý nghĩa. Khi bạn cho chỉ đơn giản là cho chứ không mong đền đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
H - (Happy) - Hạnh phúc
Nên tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được.
Cuộc sống là một chuỗi phức hợp, bạn không thể tránh được những lúc chán nản, mệt mỏi, kêu ca, phàn nàn, nhưng quan trọng vẫn là cảm giác riêng của bạn. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, thì đấy chính là hạnh phúc thực sự.
Đừng kêu ca, phàn nàn mãi về những gì chưa hoàn thiện trong cuộc sống, nên nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là một vấn đề. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có.
I - (Invest) - Đầu tư
Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Bạn kiếm được nhiều tiền? Nhưng không có nghĩa là bạn “phải” tiêu cho bằng hết số tiền đó. Hãy học các tỷ phú, họ có rất nhiều tiền, nhưng luôn muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để làm tăng số tiền ấy lên hơn là chịu “ném tiền qua cửa sổ”.[/justify]
[justify]Đừng có tiêu pha quá đáng, và cũng tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bạn có thể đầu tư cho tương lai bằng nhiều cách: học hành chăm chỉ, cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, v.v… Làm thế nào đó để khi bạn bước vào tương lai, bạn không cảm thấy mình quá “nghèo nàn”.
J - (Joyfulness) - Niềm vui
Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tự tìm lấy niềm vui cho mình và cho cả người khác nữa. Bạn có thể gọi người lái xe, thư ký, lễ tân bằng tên thân mật, và hỏi thăm sức khỏe của họ. Sau đó hãy xem câu trả lời bạn nhận được là gì. Quan tâm đến người khác và tự tạo cho mình các mối quan hệ cá nhân, và bạn sẽ ảm nhận thấy niềm vui lớn nhất của mình.
K - (Knowlegde) - Tri thức
Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Sự học là suốt đời và hãy làm một người học trò chăm chỉ. Bởi vì khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ ngẫm ra một điều rằng mình vẫn chưa biết gì cả.
Những cái cũ bạn đã học được, những cái mới bạn chưa hiểu? Tất cả vẫn còn tiềm ẩn trong cuộc sống. Sự “học” và sự “biết” là mênh mông vô cùng trong cuộc đời này. Hãy tích lũy kiến thức cho mình, và hãy học thêm những điều mới trong tất cả các cơ hội bạn có được.
L - (Listen) - Lắng nghe
Nói một và lắng nghe gấp đôi. Bạn phải tự biết cân đối điều này. Lắng nghe theo đúng nghĩa của nó chứ không phải lắng nghe một cách hời hợt.[/justify][justify]Bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều và ngẫm nghĩ được nhiều điều từ việc biết lắng nghe một cách hiệu quả.
M - (Mistake) - Lỗi lầm
Đừng sợ hãi nếu bạn lỡ gây ra một lỗi lầm nào đó. Hãy tự động viên mình rằng đó chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Đừng để những lỗi lầm đó đánh gục bạn.
Có thể bạn sẽ rất buồn và day dứt, vậy thì đừng cố giấu diếm, hãy tìm cách giải toả và cố học thêm những điều mới từ cái đã cũ. Và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.
N - (No) - “Không”
Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách sẽ là cái rào chắn tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ.
O - (Opportunity) - Cơ hội
Cơ hội nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn.
P - (Patience) - Kiên trì
Thành Rome không thể xây trong một ngày, và sự nghiệp của bạn cũng vậy. Tất cả mọi người đều bắt đầu bằng một cách nào đó và tất cả mọi thứ đều cần có thời gian.
Mặc dù có thể sẽ rất khó khăn để hiểu một vấn đề ngay lập tức, nhưng nếu bạn đủ say mê, kiên nhẫn để học hỏi và quyết tâm làm điều đó, bạn sẽ làm được. Chữ “Nhẫn” đúng là rất khó học, nhưng mọi thành công đều cần có nó.
Q - (Quality) - Phẩm chất bên trong
Hãy tỏ rõ năng lực của mình trong tất cả những việc mà bạn làm. Thiết lập những mối quan hệ nghiêm túc, làm việc hiệu quả, suy nghĩ chín chắn, giữ gìn sức khỏe… Nên nhớ rằng, bao giờ giá trị bên trong cũng bền vững hơn dáng vẻ bên ngoài.
Giá trị cuộc sống là ở những phẩm chất bên trong, là được đánh giá ở tính hiệu quả chứ không phải ở việc tính từ lúc sinh ra đến giờ bạn đã làm được bao nhiêu việc.
R - (Reputation) - Thanh danh
Dù là tiếng tốt hay tiếng xấu cũng sẽ được “lưu giữ”. Bạn bè, người quen… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của bạn. Vậy nên, bạn phải biết chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ càng đồn xa hơn. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách“chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó.
S - (Success) - Thành công
Thành công không phải là cân đo đong đếm số tiền bạn kiếm được hay số lượng tài sản mà bạn có. Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn.
Nếu bạn so sánh mình với người khác, bạn sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Thay vào đó hãy tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công.
T - (Thankful) - Biết ơn Hãy biết ơn những gì cuộc sống mang lại cho bạn và trân trọng những gì mình đang có. Nếu bạn chưa có một công việc và địa vị cao? Đừng lấy điều đó làm xấu hổ, hãy tự nhủ rằng so với những người thất nghiệp mình còn may mắn hơn nhiều, rằng không có công việc nào là thấp kém nếu đó là công việc hợp pháp.
Biết đánh giá đúng những cơ hội trong công việc cũng như những thứ giúp bạn sống tốt hơn. Hãy cám ơn sức khoẻ của bạn, gia đình bạn và tất cả những người tốt mà bạn may mắn được gặp.
U - (Understanding people) - Thấu hiểu
Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn. Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình.
V - (Values) - Giá trị
Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Đừng bao giờ buông xuôi với những thứ mà bạn biết rằng nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân bạn.
Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra.
W - (Willing) - Sẵn sàng
Nếu bạn mới đi làm, hãy sẵn sàng đến sớm và về muộn, bỏ thói quen đi ra ngoài ăn trưa hoặc mua sắm để không phí phạm thời gian và làm việc tốt hơn. Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
X - (“X” traordinary) - Bất ngờ
Có một vài điều xảy ra mà không cần có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã nắm chắc trong tay chiến thắng, nhưng khi có một vài điều bất ngờ xảy ra bạn sẽ hiểu rằng không có gì là chắc chắn cả.
Đừng có trở thành một người tự mãn, rằng bạn không bao giờ sai. Bạn không thể đạt được điều đó, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Hãy sống cuộc sống của mình, mơ giấc mơ của riêng mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng sức khoẻ, gia đình, công việc… sẽ luôn luôn giống như bạn hình dung, không có gì thay đổi.
Y - (You) - Bản thân bạn
Bạn hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể. Đừng chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, đó là so sánh và ghen tỵ.
Hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Vui mừng vì những gì bạn đã làm được, và cố gắng với những gì bạn chưa làm được. Hối hận và dằn vặt chẳng được ích lợi gì. Nên nghĩ rằng, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước.
Z - (Zoom) - Biến ước mơ thành hiện thực
Bạn đã sẵn sàng, bạn đã kiên quyết, bạn đã biết cách mở rộng con đường mà bạn đã chọn từ trước, bạn đã cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình? Vậy thì đấy là lúc bạn đủ năng lượng và điều kiện để “cất cánh”, để hoàn thành những dự định và ước mơ của mình.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

Tại sao mọi người không đặt ra mục tiêu?

Nhiều người đã tham gia các buổi seminar, đọc sách và nghe băng nói về việc đặt ra mục tiêu, nhưng nếu bạn hỏi liệu họ có viết ra các mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch để đạt được chúng hay không thì họ sẽ ngượng ngùng thú nhận là không. Họ biết rằng mình cần phải có mục tiêu và họ dự định sẽ sớm đặt ra một số mục tiêu, nhưng họ vẫn chưa bắt tay vào làm việc đó.


Lý do đầu tiên khiến mọi người không đặt ra mục tiêu đơn giản là vì họ không nghiêm túc. Họ chỉ nói chứ không làm. Họ muốn thành công, muốn cải thiện cuộc sống nhưng lại không sẵn sàng thực hiện những nỗ lực cần thiết. Họ không có “lửa trong lòng” để làm việc gì đó cho bản thân, để làm cho cuộc sống tốt đẹp và thú vị hơn.

Lý do thứ hai là họ vẫn chưa có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tôi từng nghĩ mục tiêu là điểm bắt đầu của thành công trước khi nhận ra rằng nếu không có trách nhiệm với cuộc sống và mọi việc xảy ra, thì chúng ta sẽ không có được bước đầu tiên hướng đến việc đặt ra mục tiêu.

Lý do thứ ba là những cảm giác thầm kín của họ về tội lỗi và sự vô giá trị. Một người có tinh thần và tình cảm ở mức thấp thường không tự tin và lạc quan đặt ra mục tiêu cho hàng tháng hoặc hàng năm tiếp theo.

Lý do thứ tư là họ không nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ không có mục tiêu và việc đặt ra, việc đạt được mục tiêu không phải là chủ đề trong các cuộc thảo luận gia đình, thì khi đến tuổi trưởng thành, bạn thậm chí không biết được ngoài thể thao, còn có rất nhiều thứ khác cũng là mục tiêu.

Nếu bạn ở trong một xã hội mà mọi người không xác định rõ ràng những mục tiêu để hướng công việc đó, thì tự nhiên bạn cho rằng mục tiêu không phải là phần đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Vì có đến 80% người xung quanh bạn chẳng đi đâu, nên nếu bạn không cẩn thận bạn cũng sẽ kết thúc bằng cách trôi dạt theo những đám đông và không đi đến đâu.

Lý do thứ năm là họ không biết cách đặt ra mục tiêu. Bạn có thể kiếm được một tấm bằng đại học tương đương với một quãng thời gian dài học tập, nhưng lại chưa nhận được một giờ chỉ dẫn quý báu về việc đặt ra mục tiêu, cho dù điều đó là quan trọng đối với hạnh phúc lâu dài của bạn hơn bất cứ môn học nào.

Thật sự biết cách đặt ra mục tiêu, người đó có thể trở nên giàu sang hoặc hạnh phúc, thậm chí là cả hai.

Lý do thứ sáu khiến mọi người không đặt ra mục tiêu là do nỗi sợ bị từ chối, hay nỗi sợ bị phê phán. Từ khi còn nhỏ, những hy vọng và những giấc mơ của chúng ta bị chặn lại bởi những lời chỉ trích hay cười nhạo của người khác. Có thể cha mẹ không muốn chúng ta hy vọng rồi thất vọng, do đó họ nhanh chóng đưa ra tất cả các lý do khiến chúng ta không đạt được mục tiêu. Những người xung quanh có thể cười nhạo và giễu cợt chúng ta vì đã nghĩ đến việc trở thành một người nào đó hay làm một điều gì đó vượt xa những điều họ có thể tưởng tượng ra. Điều đó có thể tác động đến thái độ của bạn về bản thân mình và tác động đến việc đặt ra mục tiêu trong nhiều năm.

Lý do thứ bảy là nỗi sợ thất bại. Tôi xin nhắc lại, nỗi sợ thất bại là trở ngại lớn nhất đối với thành công trong cuộc sống. Nó giữ mọi người lại trong khu vực thoải mái của họ. Nó là cái khiến họ cúi đầu xuống và thận trọng trong khi năm tháng trôi qua.

Nỗi sợ thất bại đựơc biểu hiện bằng thái độ “Mình không thể”. Bạn học được nó ngay từ thời thơ ấu thông qua những chỉ trích tiêu cực và sự trừng phạt khi làm những việc mà cha mẹ không tán thành. Khi đã cố thủ trong trí tuệ tiềm thức, nỗi sợ hãi này sẽ làm tê liệt hy vọng và giết chết tham vọng nhiều hơn bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khác.

Lý do chính của nỗi sợ hãi là đa số mọi người không hiểu được vai trò của sự thất bại trong quá trình đạt đến thành công.

Quy luật đơn giản là không thể thành công nếu không có thất bại. Thất bại là điều kiện tiên quyết cho thành công.