Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH P-3

Tiếp cận phong cách lãnh đạo theo mạng lưới, hai nhà tâm lý học người Mỹ Robert Blake và Jane Mouton nhận thấy phong cách lãnh đạo không chỉ đưa về các loại trên, mà trên thực tế nó thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng. Căn cứ vào hai tiêu chí sau: sự quan tâm của người lãnh đạo hay của người quản lý đối với người lao động và sự quan tâm đến công việc của người cán bộ quản lý, Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các ông đã xây dựng một mạng lưới các phong cách lãnh đạo “ ô bàn cờ ”, có 81 ô nhỏ, ứng với mỗi ô nhỏ là một phong cách lãnh đạo tương ứng. Ô bàn cờ có hai chiều, một chiều quan tâm đến con người, một chiều quan tâm đến sản xuất. R. Blake và J.Mouton đã nhấn mạnh, đến việc sử dụng khái niện “ quan tâm tới” nhằm diễn đạt các nhà quản lý quan tâm như thế nào đối với sản xuất hay đối với con người, chứ không phải là họ quan tâm đến thu được bao nhiêu kết quả sản xuất cuả một nhóm . Sự quan tâm đến vấn đề sản xuất bao gồm các thái độ của người quản đốc đối với một loạt các vấn đề như là chất lượng của các quyết định chính sách, các thủ tục và quá trình, tính sáng tạo trong nghiên cứu, chất lưọng của dịch vụ tham mưu, hiệu quả công tác, khối lượng sản phẩm. Sự quan tâm đối với con người được giải thích một cách rộng hơn. Nó bao gồm các yếu tố như mức độ của sự cam kết cá nhân đối với việc đạt được mục tiêu, sự duy trì lòng tự trọng của các công nhân, việc giao trách nhiệm dựa trên sự tin cậy hơn là trên sự phục tùng, việc chuẩn bị các điều kiên làm việc tốt, và duy trì sự thoả mãn các mối quan hệ giữa con người.

Bốn phong cách cực đoan mà các tác giả đưa ra cần tránh là: phong cách 1.1 được một số tác giả coi là “ cách quản lý suy giảm”, các nhà quản lý quan tâm ít đến con người, và sản xuất, và tham gia tối thiểu công việc của họ, xét theo ý nghĩa và mục đích họ bỏ mặc công việc của họ và chỉ dẫm chân tại chỗ và hành động như những người báo tin, đem các thông tin từ cấp trên xuống cho cấp dưới. ở trường hợp cực đoan khác là các nhà quản lý theo 9.9. là những người thể hiện trong hành động của họ sự hiến dâng cao nhất có thể có được cho cả con người lẫn sản xuất. Họ là các nhà quản lý “ đồng đội” thực sự khó khả năng khớp nối được các nhu cầu sản xuất của một cơ sở với các nhu cầu cá nhân. Một phong cách khác được coi là cách quản lý cực đoan là phong cách 1.9. Các nhà quản lý rất ít hoặc không quan tâm gì cả đến sản xuất mà chỉ quan tâm đến con người. Họ tạo ra một môi trường mà trong đó mọi người đều thấy thoải mái, thân ái và hạnh phúc, không ai quan tâm đến việc đem hết cố gắng phối hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. ở trường hợp cực đoan ngược lại 9.1 các nhà quản lý chuyên quyền theo công việc, là những người chỉ quan tâm đến việc triển khai một hoạt động có hiệu quả, họ ít hoặc không quan tâm đến con người và họ hoàn toàn chuên quyền trong phong cách lãnh đạo của họ. Từ chỗ nêu ra bốn phong cách cực đoan các tác giả đã nêu ra một phong cách toàn diện hơn, nhà quản lý quan tâm vừa phải đến công việc và con người. Họ nhận được một mức tinh thần và sản xuất thích hợp, nhưng không nổi bật, họ không đặt các mục tiêu quá cao, họ có thái độ chuyên quyền quá rộng lượng đối với con người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét